Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy
Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ốm nghén (morning sickness) đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai. Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 thai kỳ và giảm bớt vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, thường là từ 14 đến 16 tuần. Vì vậy ốm nghén đa phần không làm tăng nguy cơ cho sản phụ và thai nhi.
Ở phụ nữ mang thai, triệu chứng sớm nhất và rõ ràng nhất của thai kỳ được ghi nhận là ở đường tiêu hoá. Ốm nghén (morning sickness) đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 thai kỳ và giảm bớt vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, thường là từ 14 đến 16 tuần. Nó có thể ảnh hưởng đến sản phụ bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm hoặc cả ngày.
Một dạng nặng của ốm nghén được gọi là nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum) có khả năng xảy ra ở một số sản phụ và có khả năng gây sụt cân, mất nước nặng, nhiễm toan chuyển hoá trong cơ thể và có thể cần phải nhập viện điều trị.
Ngoài triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn ói, các triệu chứng khác có thể bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược, tiết nước bọt quá mức. Phụ nữ có thai cũng có thể trải qua các tình trạng khác như: Rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm mùi quá mức, rối loạn vị giác, giảm sự phân biệt vị giác, trầm cảm, lo lắng, cáu gắt, tính khí thất thường, giảm tập trung.
Triệu chứng ốm nghén thường sẽ giảm sau 14 hoặc 16 tuần thai kỳ và không làm tăng nguy cơ cho sản phụ và thai nhi.
Thể ốm nghén nặng (nôn nghén - hyperemesis gravidarum) hiếm gặp và có thể gây ra nhiễm ceton và sụt cân (> 5% trọng lượng trước khi mang thai), suy giảm thể tích tuần hoàn, mất cân bằng điện giải và kiềm toan, thiếu hụt dinh dưỡng, thậm chí tử vong. Tình trạng nôn nhiều phải nhập viện xảy ra ở 0,3 - 2% các trường hợp mang thai.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Ốm nghén đặc trưng bởi buồn nôn và nôn thông thường có thể là một cơ chế bảo vệ qua quá trình tiến hóa — nó có thể bảo vệ thai phụ và phôi thai khỏi các chất có hại trong thực phẩm, chẳng hạn như vi sinh vật gây bệnh trong các sản phẩm thịt và độc tố trong thực vật có thể gây hại nghiêm trọng trong quá trình hình thành phôi thai (giai đoạn dễ bị tổn thương nhất của thai kỳ). Một số các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ bị buồn nôn và nôn ít có khả năng bị sẩy thai và thai chết lưu.
Nguyên nhân của cảm giác buồn nôn này vẫn chưa được biết rõ, mặc dù nó có vẻ liên quan đến mức độ tăng cao của nồng độ progesterone, hormone hCG và sự giãn của cơ trơn dạ dày.
1. https://emedicine.medscape.com/article/254751-workup
2. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/
3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260.
Phụ nữ mang đa thai (song thai, sinh ba,...) thường có nồng độ hormone thai kỳ, đặc biệt là hCG, cao hơn. Hormone này liên quan đến tình trạng ốm nghén, do đó, phụ nữ mang nhiều hơn một em bé thường dễ bị ốm nghén hơn và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn so với bình thường.
Ốm nghén nặng hay Hyperemesis gravidarum có thể gây buồn nôn kéo dài (Hơn 5 lần/ngày) khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Tình trạng này chỉ xảy ra ở khoảng 2% phụ nữ mang thai và có thể gây mất nước, mệt mỏi, sụt cân và rối loạn điện giải. Triệu chứng ốm nghén nặng thường bắt đầu từ tuần thứ 5 - 6, nặng nhất ở tuần thứ 9 và có thể kéo dài suốt thai kỳ.
Xem thêm thông tin: Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?
Các lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị ốm nghén gồm:
Xem thêm thông tin: Mẹ bầu nghén nên ăn gì? Mách chị em những thực phẩm giúp giảm nghén
Vitamin B6 rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra vitamin B6 còn có khả năng làm dịu các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ mang thai. Các thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm cá, thịt bò, đậu lăng, đậu gà, lúa mì nguyên cám, ngũ cốc và chuối.
Vì vitamin B6 thường có trong các loại vitamin dành cho bà bầu, phụ nữ đang ốm nghén không cần bổ sung thêm nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm thông tin: Có nên dùng vitamin B6 giảm nghén trong thai kỳ không?
Hầu hết phụ nữ sẽ trải qua ốm nghén nặng nhất vào tam cá nguyệt đầu tiên và cảm thấy khỏe hơn khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là nếu họ bị ốm nghén nặng (Hyperemesis gravidarum). Ốm nghén cũng có thể quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba, kèm theo triệu chứng như ợ nóng và khó tiêu.
Nếu ốm nghén kèm theo các triệu chứng khác như sưng ở mặt, tay và chân, sốt cao, chuột rút, mờ mắt và tiêu chảy thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc chuyển dạ. Trong trường hợp này bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm thông tin: Những dấu hiệu sắp hết nghén mẹ bầu cần lưu tâm
Hỏi đáp (0 bình luận)