Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ra khí hư màu đen khiến cho nhiều chị em không khỏi lo lắng, đứng ngồi không yên. Hiểu được nỗi lo lắng này, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này. Do đó, nếu bạn cũng đang có chung một nỗi lo lắng về tình trạng vùng kín ra khí hư màu đen thì đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé.
Liệu khí hư màu đen có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Việc hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng kín ra khí hư màu đen sẽ giúp chị em có thể chủ động phòng cũng như điều trị bệnh hiệu quả.
Ở nữ giới, khí hư là dịch tiết bên trong âm đạo, có chức năng tạo ra môi trường tính acid giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Theo các bác sĩ phụ khoa, màu sắc và tính chất của khí hư sẽ giúp phản ánh sức khỏe cơ quan sinh sản của nữ giới.
Thông thường, khí hư khi tiết ra có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, mùi hơi tanh song không gây ngứa rát. Tuỳ vào từng thời điểm trong thai kỳ hoặc trong kỳ kinh mà khí hư sẽ có một số thay đổi nhất định.
Nếu bạn thấy khí hư màu đen, thay đổi về tính chất thì rất có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề ở cơ quan sinh dục. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết khí hư màu đen khi quan sát trên băng vệ sinh dùng hàng ngày hoặc đáy quần lót đang mặc.
Một số biểu hiện thường gặp nhất là khí hư màu nâu đen trông như bã cà phê hoặc sậm màu hơn, có thể nhầy hoặc dính hơn, đôi khi còn có kèm theo mùi hôi vô cùng khó chịu.
Khi xuất hiện khí hư màu đen, chị em không nên quá lo lắng. Thay vì lo lắng, chị em nên chú ý xem thời điểm xuất hiện khí hư màu đen là trước hay sau chu kỳ kinh hoặc chị em có đang mang thai hay không… đồng thời xác định chính xác nguyên nhân gây khí hư máu đen để có hướng xử trí kịp thời.
Việc xuất hiện khí hư màu đen có thể khiến không ít chị em cảm thấy hốt hoảng và lo lắng song không phải lúc nào nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng đáng lo ngại như bạn nghĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến khí hư có màu đen, bạn đọc có thể tham khảo:
Thông thường, khi vào chu kỳ kinh, kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm, kéo dài từ 3 - 7 ngày và ít dần về những ngày cuối của chu kỳ. Lưu lượng kinh nguyệt của nữ giới thường tiết ra chậm hơn vào đầu và cuối của chu kỳ. Điều này có nghĩa máu trong tử cung có thể mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi cơ thể. Lúc này, máu còn tồn đọng trong âm đạo sẽ bị oxy hoá và chuyển dần sang màu đen.
Ngoài nguyên nhân sinh lý nêu trên, tình trạng xuất hiện khí hư màu đen cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy tình trạng ra khí hư màu đen diễn ra kéo dài và thường đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác tại vùng kín. Cụ thể:
Như đã trình bày phía trên, sự xuất hiện của khí hư màu đen không phải lúc nào cũng nguy hiểm và đáng lo ngại, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan bởi trong nhiều trường hợp đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, nếu bạn gặp khí hư màu đen, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, ngứa ngáy vùng kín hoặc chảy mủ… bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Tại đây, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân khiến khí hư có màu đen.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây tình trạng khí hư có màu đen, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn hướng điều trị sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp cần thiết phải điều trị, việc bạn cần làm là tuân thủ điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng ra khí hư màu đen mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết trên đây, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này từ đó chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này thì hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia giải đáp bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.