Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào cần nội soi phế quản: Dấu hiệu cơ bản nhận biết

Ngày 20/01/2025
Kích thước chữ

Khi nào cần nội soi phế quản? Thời gian hồi phục của phương pháp này có nhanh hay không? Để có thể hiểu rõ hơn về những thắc mắc này, mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung được đề cập trong bài viết dưới đây.

Nội soi phế quản chính là một trong những thủ thuật mà các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trong hệ thống cây phế quản đến nhu mô phổi. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về vấn đề nhiễm trùng, các bệnh lý ở phổi hoặc khối u. Vậy khi nào cần nội soi phế quản? Nếu muốn biết câu trả lời, độc giả hãy tiếp tục đón đọc bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Khái quát về thủ thuật nội soi phế quản

Trước khi giải đáp rõ về vấn đề khi nào cần nội soi phế quản, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nội soi phế quản được xem là thủ thuật quan trọng trong việc theo dõi những tổn thương hoặc tìm ra các bất thường ở đường dẫn khí đến phổi. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành dùng ống soi có gắn dụng cụ để quan sát, lấy mẫu dịch nhầy hoặc mẫu ở mô của phổi.

Bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này. Theo đó, những phương án chẩn đoán lâm sàng, chụp X quang, chụp CT,... có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh lý giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ dừng lại ở mức phán đoán.

Do vậy, những bất thường sẽ được kết luận rõ ngay sau khi tiến hành nội soi phế quản. Ngoài ra, thủ thuật này còn giúp phát hiện các khối u, vùng bị nhiễm trùng của tế bào ở giai đoạn đầu tiên. Qua đó, bệnh nhân có thể phát hiện bệnh sớm hơn và tăng hiệu quả khi điều trị bệnh.

Khi nào cần nội soi phế quản: Dấu hiệu cơ bản nhận biết 1
Những điều cần nắm rõ về phương pháp nội soi phế quản

Khi nào cần nội soi phế quản ở người bệnh?

Vậy khi nào cần nội soi phế quản ở bệnh nhân? Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu cơ bản nhất để người bệnh có thể thấy được bất thường và thực hiện nội soi.

Xuất hiện các dấu hiệu cơ bản

Một số dấu hiệu mà bệnh nhân nên chú ý và có thể thực hiện phương pháp nội soi phế quản. Cụ thể như sau:

  • Ho ra nhiều máu hoặc dai dẳng;
  • Khó thở, thở nặng nề hay thở rít;
  • Bệnh nhân bị sặc hoặc lọt vật thể lạ không thể xuống phế quản.
  • Khàn tiếng mà không phục hồi.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bệnh nhân có thể chủ động thăm khám và tiến hành nội soi phế quản. Thông thường, đây chính là những dấu hiệu lâm sàng để giúp cho bệnh nhân nhận biết bệnh và biết khi nào cần nội soi phế quản.

Khi nào cần nội soi phế quản: Dấu hiệu cơ bản nhận biết 2
Giải đáp thắc mắc khi nào cần nội soi phế quản

Chỉ định khi nào cần nội soi phế quản?

Thủ thuật nội soi này sẽ được thực hiện để có thể chẩn đoán bệnh rõ hơn và tiến hành điều trị những căn bệnh liên quan đến phổi. Các bệnh đó gồm có:

  • Ung thư phế quản hoặc xuất hiện các khối u;
  • Đường thở bị tắc nghẽn;
  • Viêm, nhiễm trùng như viêm phổi do ký sinh trùng hoặc nấm, bệnh lao;
  • Bị phổi mô kẽ;
  • Người bệnh bị ho dai dẳng;
  • Bệnh nhân bị ho ra máu;
  • Bị tổn thương dạng đốm nhìn thấy được trên Xquang ngực;
  • Bị liệt dây thanh âm.

Chống chỉ định

Bên cạnh một số trường hợp chỉ định, bệnh nhân cần chú ý rằng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện nội soi phế quản. Một số trường hợp như sau:

  • Người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp tính: Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân không nên thực hiện nội soi phế quản như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim khởi phát,...
  • Rối loạn chức năng đông máu: Trường hợp chống chỉ định thực hiện nội soi phế quản đối với trường hợp người bệnh bị rối loạn đông máu. Khi thực hiện nội soi, nó có thể gây ra nguy cơ chảy máu khó cầm.
  • Bị ứ CO2: Đối với trường hợp này, người bệnh cần phải đặt nội khí quản và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ khi tiến hành nội soi phế quản.
  • Nồng độ O2 thấp: Khi tiến hành thủ thuật nội soi phế quản, bệnh nhân cần phải được bổ sung thêm oxy để nồng độ tối thiểu đạt trên 65mmHg để đạt đủ điều kiện nội soi.
  • Hẹp ở khí quản: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chống chỉ định thực hiện nội soi phế quản. Nó có thể gây ra tình trạng bít tắc đường thở hoàn toàn khi khí quản quá hẹp.
  • Hen suyễn: Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nguy cơ co thắt phế quản hoặc thanh quản cao hơn khi tiến hành nội soi phế quản. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải được thăm khám để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Bệnh nhân mắc phải hội chứng này sẽ bị chống chỉ định thực hiện thủ thuật này. Đặc biệt là đối với nội soi sinh thiết do có nguy cơ bị chảy máu cao.
  • Người bệnh không hợp tác: Bệnh nhân bị loạn thần hoặc không hợp tác sẽ không thể tiến hành nội soi phế quản gây tê mà cần phải gây mê toàn thân.
Khi nào cần nội soi phế quản: Dấu hiệu cơ bản nhận biết 3
Một vài trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản

Phục hồi sau nội soi phế quản cần thời gian bao lâu?

Thủ thuật nội soi phế quản sẽ được tiến hành nhanh chóng và không gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Nhịp thở và huyết áp cần phải được theo dõi sát sao trong thời gian để kiểm tra, phát hiện những biến chứng.

Nếu xuất hiện phản xạ ho trong vòng 2 giờ, đây được xem là điều kiện an toàn để bệnh nhân có thể ăn, uống lại bằng đường miệng. Trong trường hợp có sử dụng thuốc an thần, bệnh nhân không nên lái xe, uống rượu trong 24 giờ tiếp theo hoặc vận hành máy móc. Theo đó, mọi hoạt động của người bệnh có thể trở lại sau 24 giờ nội soi phế quản. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng khàn giọng hay đau họng trong vài ngày.

Khi nào cần nội soi phế quản: Dấu hiệu cơ bản nhận biết 4
Thời gian bệnh nhân phục hồi sau khi nội soi

Một số nguy cơ có thể mắc khi nội soi phế quản

Phần lớn các trường hợp bệnh nhân tiến hành nội soi phế quản sẽ sử dụng ống mềm nhiều hơn so với ống cứng. Chính vì thế, khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân sẽ ít gặp phải nguy cơ bị tổn thương ở nhu mô trên đường thở. Bên cạnh đó, bác sĩ khi sử dụng ống mềm sẽ tiến hành nội soi tốt bởi khả năng tiếp cận ở các khu vực nhỏ dễ dàng hơn.

Tương tự như các trường hợp can thiệp khác, thủ thuật nội soi này vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, thủng phế quản, kích thích làm co thắt phế quản, tràn khí màng phổi, co thắt thanh quản,... Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường khi nội soi phế quản, bệnh nhân cần phải thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời.

Như vậy, câu hỏi khi nào cần nội soi phế quản đã được chia sẻ đầy đủ trong bài viết trên. Mong rằng qua đó, người đọc sẽ có thêm các kiến thức hữu ích về vấn đề này. Nếu có các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.