Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván là phương pháp điều trị hiệu quả dành cho những người có vết thương chảy máu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu, khi nào nên tiêm vắc xin uốn ván nhé!
Trước khi tìm hiểu: “Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?”, bạn đọc cần hiểu rõ về bản chất của căn bệnh uốn ván. Đây là bệnh lý gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani, hay còn gọi là vi khuẩn uốn ván.
Loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sinh trưởng trong môi trường yếm khí. Tiếp đó, chúng giải phóng độc tố và hòa vào trong máu, gây tê liệt các tế bào thần kinh điều khiển cơ. Cuối cùng, dẫn đến các cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thân.
Uốn ván được xếp vào căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất, khoảng từ 10 - 80%. Đối với trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng có thể lên đến 95%. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 4 - 10 ngày. Trong đó, uốn ván toàn thân là thể thường gặp nhất với những dấu hiệu đặc trưng như: Khó nuốt, cứng hàm, co cứng thân cường độ mạnh, khó thở, tím tái,...
Theo các bác sĩ, người bệnh nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở ngoài da như:
Đây đều là những vị trí có thể tạo ra môi trường yếm khí thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng. Hơn nữa, trong trường hợp trực khuẩn uốn ván đã xâm nhập vào cơ thể, vắc xin đã không còn tác dụng bảo vệ cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng huyết thanh Globulin điều trị uốn ván càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh?
Không những vậy, các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván là:
Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Huyết thanh kháng độc tố uốn ván hay còn được biết đến với cái tên là Globulin miễn dịch. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị cho những người chưa có miễn dịch với trực khuẩn uốn ván và có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao. Nó được điều chế từ huyết tương của người được chọn và có tỷ lệ pha loãng khoảng 16%.
Để trả lời cho thắc mắc: “Tiêm SAT có tác dụng bao lâu?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng với phác đồ điều trị gồm đầy đủ 5 mũi tiêm thì người bệnh đã có khả năng kháng bệnh lên đến 5 năm. Do đó, trong khoảng thời gian 5 năm kể từ khi tiêm huyết thanh uốn ván, người bệnh chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin nhắc lại nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Tốt nhất, để duy trì khả năng miễn dịch với vi khuẩn uốn ván, người bệnh nên chủ động tiêm nhắc lại 1 liều sau 5 - 10 năm. Mũi nhắc này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả phòng bệnh uốn ván.
Huyết thanh uốn ván thường được đưa vào cơ thể với liều lượng là 250 IU. Nếu sau quá 24 giờ, bác sĩ sẽ tăng hàm lượng huyết thanh lên 500 IU. Theo đó, tổng liều lượng sau 5 liều huyết thanh là 5000 - 10.000 IU đối với trẻ em bị uốn ván và 50.000 - 100.000 IU đối với người lớn. Đồng thời, vắc xin uốn ván cũng được chỉ định tiêm vào tay cùng lúc, cùng liều lượng với huyết tương.
Dưới đây là phác đồ tiêm phòng uốn ván chi tiết dành cho những người chưa có miễn dịch với trực khuẩn uốn ván:
Đối với những người dễ mẫn cảm hoặc có cơ địa dị ứng, việc lưu ý đến những tác dụng phụ không mong muốn của huyết thanh uốn ván là điều không thể bỏ qua. Biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm vài giờ hoặc 7 - 10 ngày sau khi tiêm. Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những phản ứng phụ thường gặp nhất của phương pháp điều trị này. Đó là:
Để xử lý kịp thời với những biểu hiện bất thường này, người bệnh nên theo dõi sát sao các dấu hiệu của bản thân sau khi tiêm. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn adrenalin để điều trị ngay nếu gặp trường hợp sốc phản vệ.
Trên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu chưa kịp tiêm phòng vắc xin uốn ván nhưng đã bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì căn bệnh này có thể gây gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cũng không khỏi lo lắng liệu huyết thanh uốn ván có ảnh hưởng xấu đến em bé không.
Hiện nay, huyết thanh uốn ván được chống chỉ định với phụ nữ mang thai, khác với vắc xin uốn ván. Vì vậy, mẹ cần cân nhắc về thời gian tiêm huyết thanh và tuổi của thai, cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn chính xác nhất nhé!
Xem thêm: Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Từ những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?” phải không nào! Bên cạnh việc chủ động tiêm phòng vắc xin uốn ván, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm huyết thanh uốn ván khi cơ thể bị thương, bị trầy xước nhé.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.