Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Chuẩn bị trước và sau quá trình tiêm chủng cha mẹ nên biết

Thị Ánh

11/02/2025
Kích thước chữ

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Tiêm ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế không chỉ giúp tăng cường miễn dịch chủ động cho trẻ mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời tăng cường sức khỏe của cộng đồng.

Trẻ nhỏ cần được bổ sung nhiều loại vắc xin phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện hành theo từng độ tuổi. Vậy trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Đây là băn khoăn của nhiều cha mẹ khi con đang khôn lớn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Trẻ 10 tháng tiêm mũi gì?

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm một số loại vắc xin quan trọng để tăng cường miễn dịch và bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một trong những vắc xin quan trọng trong độ tuổi này là vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR).

Nếu trẻ đã được tiêm mũi sởi đầu tiên trong khoảng 9 đến dưới 12 tháng tuổi, cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm nhắc. Cụ thể, mũi tiêm nhắc MMR sẽ được thực hiện sau 6 tháng kể từ mũi sởi hoặc MMR đầu tiên, và tiếp tục tiêm nhắc lại MMR mũi 2 sau 4 năm để duy trì miễn dịch lâu dài.

Trong trường hợp có dịch sởi, vắc xin phòng sởi đơn MVVAC có thể được tiêm sớm từ 6 tháng tuổi. Nếu trẻ chưa tiêm bất kỳ vắc xin nào chứa thành phần sởi trước 1 tuổi, thì mốc 12 tháng tuổi sẽ là thời điểm quan trọng để tiêm MMR mũi 1. Sau đó, khoảng 6 tháng sau, trẻ có thể được tiêm nhắc lại bằng vắc xin sởi đơn MVVAC hoặc vắc xin phối hợp sởi – rubella (MR), và đến 4 tuổi sẽ được tiêm MMR mũi 2.

Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể được tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev). Vắc xin này có thể được tiêm từ 9 tháng tuổi và cần tiêm đủ 2 mũi với khoảng cách 1 - 2 năm để đảm bảo miễn dịch bền vững. Đặc biệt, vắc xin Imojev có thể tiêm cùng ngày với vắc xin phòng sởi hoặc MMR, hoặc nếu không tiêm cùng, cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 tháng giữa các mũi.

Nhìn chung, việc tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ 10 tháng tuổi là rất quan trọng để giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng, đưa trẻ đi tiêm đúng thời gian khuyến cáo và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Chuẩn bị trước và trong suốt quá trình tiêm chủng cha mẹ nên biết 1
Trẻ 10 tháng tiêm mũi gì là mối quan tâm của nhiều phụ huynh

Chuẩn bị trước khi đưa bé đi tiêm ngừa

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng, ba mẹ lựa chọn loại vắc xin phù hợp với độ tuổi của bé. Đồng thời, phụ huynh cần mang theo sổ tiêm chủng để bác sĩ theo dõi lịch sử tiêm phòng và đánh dấu những mũi tiêm tiếp theo. Thông thường, toàn bộ lịch sử tiêm chủng đã được lưu trên hệ thống, giúp tra cứu và sắp xếp lịch tiêm thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm, vì vậy ba mẹ cần thông báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe của con, bao gồm tiền sử bệnh, dị ứng hoặc việc sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này giúp bác sĩ cân nhắc và chỉ định phác đồ tiêm vắc xin phù hợp.

Khám sàng lọc trước tiêm được thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế theo quyết định số 2470/QĐ-BYT, bao gồm đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe phổi, nghe tim và phát hiện các bất thường khác. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng cho trẻ.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn đáng tin cậy được nhiều cha mẹ lựa chọn để tiêm chủng cho trẻ ở mọi độ tuổi, từ sơ sinh tới khi trưởng thành. Với cơ sở trên mọi tỉnh, thành phố của Việt Nam cùng đội ngũ nhân viên y tế, trang thiết bị đồng bộ, chất lượng và an toàn, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đem tới dịch vụ tiêm vắc xin toàn diện nhất cho bé với đầy đủ quy trình sàng lọc trước tiêm.

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Chuẩn bị trước và trong suốt quá trình tiêm chủng cha mẹ nên biết 2
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được nhiều cha mẹ lựa chọn

Theo dõi trẻ trong khi tiêm chủng

Theo dõi trẻ trong khi tiêm chủng là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin. Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, nhân viên y tế tại hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loại vắc xin sắp tiêm, bao gồm tên vắc xin, hạn sử dụng, nước sản xuất, cũng như các phản ứng có thể gặp sau tiêm.

Phụ huynh nên lắng nghe kỹ và hỏi lại nếu chưa nắm rõ thông tin để đảm bảo hiểu đúng về loại vắc xin mà con mình sẽ được tiêm. Ngoài ra, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ đảm bảo và trẻ đã đủ tuổi, Ba Mẹ nên cân nhắc tiêm kết hợp nhiều loại vắc xin cùng lúc.

Điều này không chỉ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn trong giai đoạn dễ nhiễm bệnh mà còn giúp giảm đau, giảm quấy khóc, hạn chế số lần gặp các phản ứng phụ như sốt sau tiêm, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia đình.

Một điểm đặc biệt tại Trung tâm của hệ thống Long Châu là đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm không đau, đồng thời có kỹ năng tương tác tốt với trẻ giúp quá trình tiêm chủng trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Việc theo dõi sát sao trong quá trình tiêm chủng giúp đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin an toàn, mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất mà vẫn giữ cho bé có một trải nghiệm tiêm chủng dễ chịu.

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Chuẩn bị trước và trong suốt quá trình tiêm chủng cha mẹ nên biết 3
Cha mẹ cần biết được thông tin về vắc xin con sẽ tiêm

Chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, trẻ đều có thể gặp một số phản ứng như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm hoặc quấy khóc. Để giúp bé cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh chóng, ba mẹ cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc phù hợp.

Trước tiên, nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát để giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt, tránh tình trạng quá nóng gây khó chịu. Đồng thời, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng, trẻ cần được uống nhiều nước, nếu còn bú mẹ thì nên cho bú thường xuyên hơn để tăng cường sức đề kháng.

Nếu trẻ bị sốt trên 38.5°C, ba mẹ có thể dùng Paracetamol theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Cần thận trọng khi sử dụng Ibuprofen và chỉ dùng theo chỉ định y tế. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc hạ sốt khác có thể làm tăng liều Paracetamol, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Trường hợp vết tiêm bị sưng, đỏ, ba mẹ có thể chườm mát để giảm sưng đau cho trẻ nhưng cần lưu ý không chạm trực tiếp vào vị trí tiêm, không thoa hay bôi bất kỳ loại thuốc hay chất nào lên đó để tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Ngoài ra, ba mẹ vẫn có thể cho trẻ tắm rửa và ăn uống như bình thường nhưng cần theo dõi sát các dấu hiệu bất thường sau tiêm. Nếu trẻ có phản ứng mạnh như sốt cao không hạ, co giật, khó thở hoặc tím tái, cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Khi trẻ 10 tháng tiêm mũi gì? Chuẩn bị trước và trong suốt quá trình tiêm chủng cha mẹ nên biết 4
Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần được bác sĩ thăm khám

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của cha mẹ rằng trẻ 10 tháng tiêm mũi gì. Đây là thời điểm phù hợp để trẻ bổ sung vắc xin phòng ngừa nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Việc lựa chọn, theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách trong suốt quá trình tiêm chủng không chỉ giúp bé giảm khó chịu mà còn đảm bảo an toàn, giúp ba mẹ an tâm hơn về những phản ứng có thể xảy ra. Một sự chuẩn bị tốt sẽ giúp quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin