Long Châu

Kiêng khi đau mắt đỏ thế nào để bệnh nhanh khỏi?

Ngày 28/07/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại biến chứng. Kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau 1 tuần.

Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại biến chứng. Kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau 1 tuần.

Kiêng khi đau mắt đỏ thế nào để bệnh nhanh khỏi? 1Bệnh đau mắt đỏ cần kiêng cữ đúng cách để bệnh nhanh phục hồi.

Những điều nên kiêng khi đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là căn bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại biến chứng. Kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau 1 tuần.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng. Các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, mắt có ghèn, sưng mắt, chảy nước mắt,… Thông thường sẽ đỏ một bên mắt trước, sau đó sẽ lan 2 mắt.

Theo các chuyên gia thì đây là bệnh lành tính, thường hết sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển phức tạp hơn nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và kiêng cữ cho phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh cần kiêng khi đau mắt đỏ.

  • Kiêng thực phẩm cay, nóng

Một số thực phẩm có vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi,… không phù hợp với người bị đau mắt đỏ. Bởi vì các loại thực phẩm này có thể làm mắt bị sưng, ngứa và đỏ nhiều hơn.

  • Không dùng mỡ động vật

Người bệnh đau mắt đỏ được khuyên không nên dùng mỡ đồng vật bởi vì hàm lượng chất béo rất cao không tốt cho việc điều trị bệnh. Hơn nữa, ăn quá nhiều chất béo còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch.

  • Kiêng thực phẩm tanh

Trong thời gian đau mắt đỏ, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá mực,… để tránh tình trạng đau mắt nặng hơn, thời gian lành bệnh cũng sẽ lâu hơn.

  • Không nên ăn rau muống
Kiêng khi đau mắt đỏ thế nào để bệnh nhanh khỏi? 2Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng rau muống.

Nếu muốn nhanh lành bệnh, người bị đau mắt đỏ không nên ăn rau muống. Bởi vì sẽ làm cho mắt cảm thấy khó chịu, đau nhức nhiều hơn.

  • Không nên dùng các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, caffein hoặc thuốc lá đều là những tác nhân khiến bệnh đau mắt đỏ nặng hơn. Do vậy, chúng không lành mạnh đối với những ai gặp phải tình trạng này.

Với người bình thường, việc uống nhiều rượu bia sẽ gây suy giảm thị lực, mắt phải hoạt động nhiều để tăng việc điều tiết. Do vậy, nếu uống rượu, bia trong trường hợp mắt bị đau sẽ làm tình trạng bệnh khó hồi phục hơn. Chất nicotin có trong thuốc lá tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mắt, gây tăng sự điều tiết ở mắt.

  • Kiêng thức uống có ga

Thức uống có ga cũng nằm trong danh sách cần kiêng đối với người bệnh đau mắt đỏ. Thông thường, uống nước ngọt có ga dễ gây hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt.

3 lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân đau mắt đỏ

Kiêng khi đau mắt đỏ thế nào để bệnh nhanh khỏi? 3Không nên tùy tiện dùng thuốc để điều trị khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, khi bị đau mắt đỏ, bạn tuyệt đối không làm 3 điều dưới đây:

  • Không nên tự ý dùng thuốc điều trị hoặc thuốc nhỏ mắt vì có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt. Do vậy, tất cả đều phải tham khảo qua chỉ định của bác sĩ;

  • Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, không làm việc quá sức, không tiếp xúc quá lâu trước màn hình điện thoại, máy tính;

  • Theo kinh nghiệm dân gian, một số người có dùng lá trầu để chữa đau mắt. Thế nhưng việc làm này có thể gây tổn hại, kích thích mắt sưng đỏ hơn.

Hy vọng một số thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết được những thứ cần kiêng khi đau mắt đỏ. Tốt nhất khi có các triệu chứng biểu hiện đau mắt đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ để có giải pháp chữa trị phù hợp nhất. Hãy bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình thật khỏe mạnh nhé!

Thủy Nguyễn

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:đau mắt đỏ