Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Kính chống tia UV: Chọn sao cho đúng?

Ngày 22/04/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tia UV có khả năng gây hại đến sức khỏe chúng ta, đặc biệt là những bộ phận nhạy cảm như đôi mắt. Việc mang kính chống tia UV khi ra ngoài đường là điều cần thiết để bảo vệ đôi mắt của cả người lớn và trẻ em.

Chỉ số tia cực tím ở khu vực nước ta có những ngày lên đến cấp 9 - cấp độ được cảnh báo là cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe. Tia UV tác động mạnh đến những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, điển hình như làn da và đôi mắt.

Để bảo vệ làm da khỏi tác động của tia UV, chúng ta có thể sử dụng kem chống nắng. Và để bảo vệ đôi mắt, chúng ta không thể thiếu món vật dụng cần thiết đó chính là kính chống UV.

Kính chống tia UV: Chọn sao cho đúng? 1Kính chống UV giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.

Những thắc mắc phổ biến khi chọn kính chống tia UV

1. Khi nào tia UV gây ảnh hưởng đến mắt?

Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều là lúc cường độ tia UV hoạt động mạnh nhất. Tuy nhiên, không phải chỉ trong khung giờ này thì chúng ta mới bị tia UV tấn công, thực tế, bất kể khi nào tia UV cũng có thể gây ảnh hưởng đến chúng ta (kể cả những hôm trời âm u) nếu không được bảo vệ.

2. Kính áp tròng có thể chống tia UV không?

Chúng ta có thể quan sát thấy, kính áp tròng chỉ che phủ được tròng đen của mắt. Mặc dù một số loại kính áp tròng có khả năng chống tia UV nhưng mức độ che phủ của chúng không cao khiến mắt không được bảo vệ toàn diện. Tác hại từ tia UV vẫn có thể gây ảnh hưởng đến phần còn lại của mắt. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng mắt kính chống tia UV có khả năng bao phủ 100% đôi mắt.

3. Có bao nhiêu loại kính mát chống tia UV?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính chống UV được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Để chọn kính chống UV phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa. Sau đây là một số loại kính chống UV phổ biến:

Tròng kính phân cực: Có khả năng giảm độ chói của ánh sáng phản xạ với mặt phẳng nên giúp mắt thoải mái hơn khi hoạt động ngoài trời.

Tròng kính có lớp phủ chống phản chiếu: Tròng kính được phủ lớp phủ chống phản xạ (AR) được áp dụng cho mặt sau của ống kính. Nó giúp giảm độ chói bằng cách ngăn cản ánh sáng phản xạ khỏi mặt sau của kính râm.

Tròng kính chống tia UV có tráng gương: Có thể ngăn chặn hoặc hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt do lớp kính được tráng gương là lớp có độ phản chiếu cao được áp dụng cho bề mặt trước của tròng kính để giảm lượng ánh sáng đi vào mắt. Điều này làm chúng đặc biệt có lợi cho mắt khi bạn tham gia các hoạt động trong điều kiện độ sáng cao.

Kính chống tia UV: Chọn sao cho đúng? 2Kính chống UV được thiết đa dạng mẫu mã và công năng cho bạn nhiều lựa chọn.

4. Kính chống tia UV có thể chống tia hồng ngoại?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại. Tia hồng ngoại (IR) là các tia màu đỏ trong dãy quang phổ. Mặc dù bức xạ của tia hồng ngoại sẽ tạo ra nhiệt nhưng hầu hết chuyên gia cho rằng bức xạ hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời không gây nguy hiểm cho mắt.

Vì thế, khi đã trang bị kính chống tia UV cho mắt thì bạn không phải lo lắng về ảnh hưởng của tia hồng ngoại.

5. Tròng kính chống tia UV có màu gì là tốt nhất?

Để chọn màu sắc cho tròng kính chống UV còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tình trạng mắt và sở thích cá nhân. Dù vậy, màu sắc của tròng kính không ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ mắt khỏi tia UV nên bạn có thể yên tâm lựa chọn theo sở thích, miễn là chúng làm mắt bạn cảm thấy dễ chịu khi ra ngoài trời. 

6. Trẻ em có cần mang kính mát chống tia UV không?

Trẻ em là đối tượng cần phải đeo kính chống UV khi hoạt động ngoài trời do mắt của trẻ nhỏ nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn. Đây là đối tượng có nguy cơ cao chịu tác hại từ tia UV. Trong khi đó, tổn thương do tia UV gây ra không bộ phát ngay mà tích lũy theo thời gian. Nếu từ nhỏ trẻ không được chăm sóc mắt cẩn thận thì sau này có thể dẫn đến các vấn đề về mắt nguy hiểm như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc… Vì vậy, bạn cần bảo vệ đôi mắt của trẻ càng sớm càng tốt.

7. Kính mát kém chất lượng có gây ảnh hưởng xấu cho mắt không?

Việc dùng kính kém chất lượng không chỉ không mang lại lợi ích gì mà còn có thể gây hại cho mắt. Ngoài việc chúng không thể giúp bạn ngăn tia UV mà về mặt quan học, các loại kính này sẽ làm hạn chế tầm nhìn của bạn sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân thường do vật liệu làm tròng kính và độ cong vênh của ống kính. Nó sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi sau một thời gian sử dụng.

Kính chống tia UV: Chọn sao cho đúng? 3Lựa chọn kính chống UV chất lượng để bảo vệ mắt tốt nhất.

8. Kính chống tia UV nào phù hợp với người thường xuyên lái xe ô tô?

Việc phải di chuyển trên đường nhiều khiến bạn đối diện với nguy cơ bị tia UV tấn công trực tiếp vào mắt. Vì vậy, việc chọn kính chống UV cho người di chuyển thường xuyên bằng ô tô hoặc lái xe đường dài phải đảm bảo được tầm nhìn xa, rõ ràng và thoải mái; tốt nhất phải có khả năng giảm hoặc loại bỏ ánh sáng chói. Đặc biệt là ánh sáng phản xạ từ mặt đường và mặt phẳng khác như mui hoặc kính chắn gió của xe khác.

Theo những điều kiện này, kính râm có tròng kính phân cực là lựa chọn tốt nhất cho người thường xuyên lái xe hơi. Ưu điểm của tròng kính phân cực là khả năng chống chói cực kỳ cao. Nhờ vậy, nó vừa bảo vệ đôi mắt tài xế khỏi tác hại của tia cực tím, vừa đảm bảo an toàn vì tầm nhìn không bị hạn chế.

Cách kiểm tra kính chống tia UV

Hiện nay trên thì tường có rất nhiều loại kính chống UV trong nhiều phân khúc giá khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn. Thực tế bạn không nhất thiết phải chi một số tiền lớn cho một chiếc kính chống UV. Nếu muốn kiểm tra khả năng chống UV của kính đã mua, hãy mang chúng đến một cửa hàng mắt kính uy tín hoặc bệnh viện, phòng khám của bác sĩ nhãn khoa. Họ có thể giúp bạn kiểm tra kính có khả năng chống tia UV bằng máy quang kế chỉ trong vài phút. Hoặc bạn có thể căn cứ vào thông số kỹ thuật hoặc thông tin in trên nhãn mác.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bảo vệ mắt