Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Kinh nguyệt có mùi hôi có phải bệnh lý nguy hiểm không?

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Dựa vào máu kinh nguyệt có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Khi chị em phụ nữ phát hiện kinh nguyệt có mùi hôi thì không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, cần được điều trị sớm.

Máu kinh có mùi tanh của máu là hiện tượng bình thường nhưng nếu xuất hiện mùi hôi bất thường kèm theo nhiều triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Hãy tham khảo bài viết sau đây đề tìm hiểu thế nào là kinh nguyệt có mùi hôi và khi nào cần lưu ý.

Máu kinh là gì, có mùi như thế nào?

kinh nguyệt có mùi hôi có bị sao không Máu kinh thường có màu đỏ tươi, có mùi tanh nhẹ của máu

Dựa vào kinh nguyệt có thể đo được sức khỏe sinh lý nữ chính xác. Khi đến tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ xuất hiện ổn định, mỗi lần lặp lại từ 21 - 37 ngày tùy theo cơ địa của từng người. Mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt, các chị em nên theo dõi nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Kinh nguyệt xuất hiện từ 3 đến 7 ngày tùy theo thể trạng của từng người, có trường hợp máu kinh ra nhiều hoặc ra vừa phải, mỗi lần hành kinh lượng máu chảy ra tối đa vào khoảng 85ml. Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ tươi, lẫn các tế bào và mô thông qua việc tử cung co bóp đào thải ra bên ngoài.

Do kinh nguyệt có chứa máu và niêm mạc âm đạo bị bong ra nên máu kinh cũng có mùi tanh của máu. Tuy nhiên, mùi máu kinh bình thường sẽ không hôi đến mức khiến bạn thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi này.

Nhưng nếu bạn cảm thấy kinh nguyệt có mùi hôi nồng bất thường, thậm chí mùi còn thoát ra ngoài thì đây là cảnh báo sức khỏe nữ giới đang gặp vấn đề. Lúc này, bạn cần đi khám sớm để tránh bệnh chuyển hướng nặng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ.

Kinh nguyệt có mùi hôi do đâu?

Trong kinh nguyệt có chứa niêm mạc âm đạo bị bong ra và máu nên máu kinh có mùi tanh của máu nhưng không bị gắt, không gây khó chịu.

Nhưng khi máu kinh có mùi hôi bất thường, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển biến nặng.

Nguyên nhân gây nên mùi hôi có thể xuất phát từ bệnh lý phụ khoa gồm:

Nguyên nhân kinh nguyệt có mùi hôi Khi kinh nguyệt có mùi hôi bất thường là do bệnh lý phụ khoa gây ra

Mất cân bằng độ pH, âm đạo nhiễm khuẩn

Môi trường âm đạo chứa cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại. Thông thường, vì cơ thể đang duy trì được môi trường cân bằng về độ pH nên kiểm soát được vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, âm đạo thường có tính axit hơn vào những ngày có kinh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại và khiến máu kinh có mùi hôi. Trường hợp này không đáng lo và bạn có thể cải thiện mùi hôi nếu vệ sinh vùng kín đúng cách.

Tuy nhiên, nếu mùi hôi nồng nặc từ máu kinh và âm đạo có thể do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do thụt rửa gây mất cân bằng độ pH hoặc quan hệ tình dục không an toàn. 

Ngoài kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu, người bệnh còn có các triệu chứng khác gồm:

  • Ngứa, đau, nóng rát ở âm đạo.
  • Ngoài máu kinh còn tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Nóng rát khi đi tiểu.
  • Ngứa xung quanh ngoài âm đạo.

Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida gây ra tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi. Tình trạng nhiễm nấm xảy ra là do mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, khiến nấm men phát triển quá mức.

Nếu dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo. 

Nhiễm trùng roi Trichomonas

Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khiến máu kinh có mùi hôi khó chịu. Bệnh này còn đi kèm một số dấu hiệu khác bao gồm vùng kín ngứa, có mùi hôi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau rát khi đi tiểu… 

Viêm cổ tử cung

Nhiễm trùng bên trong âm đạo rất dễ lây sang cổ tử cung, khiến các mô của cổ tử cung có thể bị viêm loét và tạo thành vết thương hở. Vì vậy, máu kinh có mùi hôi liên quan đến nguy cơ viêm cổ tử cung. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo có mủ, chảy máu bất thường giữa kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ...

Cách giảm mùi hôi vùng kín trong ngày đèn đỏ

Nếu tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi không liên quan đến bệnh lý, bạn chỉ cần chăm sóc vùng kín đúng cách, có thể hạn chế mùi hôi. Sau đây là những bí quyết hữu ích để giữ vệ sinh cho vùng kín:

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Thông thường, lượng máu kinh ứ đọng trong băng vệ sinh quá lâu sẽ gây nên mùi hôi. Do đó, bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Tốt nhất bạn nên thay băng từ 3 đến 5 giờ mỗi lần để ngăn mùi khó chịu và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Cách điều trị kinh nguyệt có mùi hôi Để tránh các bệnh phụ khoa, nữ giới nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt

Cắt tỉa lông vùng kín

Nếu lông mu của bạn quá dày, mùi hôi càng dễ phát triển hơn trong kỳ kinh nguyệt. Trong những ngày này, máu kinh cùng với mồ hôi sẽ dính vào lông ở vùng kín và gây ra mùi khó chịu. Tốt nhất bạn nên cắt tỉa bớt lông mu.

Không nên dùng băng vệ sinh có mùi hương

Băng vệ sinh có mùi hương có thể gây mất cân bằng độ pH của âm đạo, tạo điều kiện để vi khuẩn hoặc nấm men phát triển quá mức và gây mùi do viêm nhiễm. Bạn chỉ nên dùng băng vệ sinh thông thường, thấm hút tốt và không mùi.

Không lau vùng kín bằng khăn chứa cồn, mùi hương

Việc dùng khăn giấy ướt chứa cồn hoặc mùi hương có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng môi trường âm đạo. Thêm vào đó, loại khăn này có thể làm sạch và kháng khuẩn nên loại bỏ luôn những vi khuẩn có lợi ở vùng kín, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn, tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và từ đó gây mùi hôi.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Trong những ngày có kinh, bạn cần tắm rửa thường xuyên, ít nhất là mỗi ngày một lần. Khi vệ sinh vùng kín, không thụt rửa hoặc dùng xà phòng để rửa vì có thể gây hại cho vùng kín. Bạn chỉ nên vệ sinh ở bên ngoài vùng kín với nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm giảm tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi.

Tóm lại,  kinh nguyệt có mùi hôi có thể xảy ra do vi khuẩn tích tụ bên trong âm đạo do bệnh lý phụ khoa. Khi gặp tình trạng máu kinh có mùi hôi bạn nên chú ý cách vệ sinh vùng kín và chọn loại băng vệ sinh phù hợp, thay băng thường xuyên. Bên trên là các thông tin giải đáp tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi, theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật các kiến thức sức khoẻ bổ ích về chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cách trị  kinh nguyệt màu đen vón cục,...

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.