Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ký ức giả là hiện tượng khi một người nhớ lại điều gì đó chưa từng xảy ra hoặc xảy ra theo cách sai lệch với thực tế. Những ký ức này gây ảnh hưởng đến đời sống thậm chí có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Mọi người thường nghĩ về trí nhớ như một máy ảnh hay máy quay video, ghi lại và lưu trữ chính xác mọi thứ xảy ra với độ chính xác hoàn hảo. Trong thực tế, trí nhớ rất dễ bị sai lệch hoặc bị thay đổi, điều đó thường được thấy trong hội chứng ký ức giả. Vậy hội chứng ký ức giả là gì?
Ký ức giả hay ký ức sai lệch được định nghĩa là những hồi tưởng không chính xác về các sự kiện trong quá khứ. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể có các chi tiết nhầm lẫn trong ký ức hoặc thậm chí là bịa đặt hoàn toàn các sự kiện thực tế không hề xảy ra.
Thực tế, ký ức của con người rất phức tạp, dễ bị thay đổi và thường không đáng tin cậy. Ký ức về các sự kiện trong quá khứ có thể được tái tạo khi con người già đi hoặc khi thế giới quan của họ thay đổi.
Mọi người thường nhớ lại các sự kiện thời thơ ấu một cách sai lệch thông qua các gợi ý và các phương pháp khác. Người ta đã chứng minh rằng con người thậm chí có thể tạo ra những ký ức sai lệch mới.
Hầu hết những ký ức giả không có ác ý hoặc thậm chí không cố ý gây tổn thương đến người khác. Chúng là những sự thay đổi hoặc tái tạo lại ký ức không phù hợp với các sự kiện có thật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ký ức sai có thể gây ra những hậu quả đáng kể trong đời sống của người bệnh.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ký ức giả bao gồm cảm giác và sự gợi ý. Kiến thức hiện có và các ký ức khác cũng có thể can thiệp vào quá trình hình thành ký ức mới, khiến việc nhớ lại một sự kiện bị nhầm lẫn hoặc hoàn toàn sai.
Các nghiên cứu về trí nhớ của nhà khoa học Elizabeth Loftus đã chứng minh ký ức của cơ thể con người có thể bị sai lệch thông qua gợi ý. Bà cũng chỉ ra rằng theo thời gian những ký ức sai lệch này có thể trở méo mó và bắt đầu thay đổi.
Bộ não của mỗi người giống như một cuộn phim hay máy ảnh, nó có thể lưu trữ những gì bạn đưa vào nó, nếu bạn cung cấp cho nó thông tin xấu, não bộ cũng sẽ lưu trữ thông tin xấu.
Đôi khi chúng ta nhìn thấy những thứ không có ở đó và bỏ lỡ những thứ hiển nhiên ngay trước mắt. Trong nhiều trường hợp, ký ức sai lệch hình thành do thông tin không được mã hóa chính xác ngay từ đầu.
Trong một số trường hợp, chính ký ức cũ lại can thiệp hoặc thay đổi ký ức mới của mỗi người và trong những trường hợp khác, thông tin mới có thể khiến chúng ta khó nhớ lại thông tin đã lưu trữ trước đó.
Bên cạnh đó, khi cố nhớ lại thông tin cũ, đôi khi sẽ có những lỗ hổng hoặc khoảng trống trong trí nhớ của chúng ta. Lúc này tâm trí của mỗi người sẽ cố gắng lấp đầy những khoảng trống còn thiếu bằng các kiến thức hiện tại cũng như bằng niềm tin hoặc kỳ vọng.
Đôi khi các ký ức chính xác của mỗi người có thể bị trộn lẫn với thông tin không chính xác, sau đó não bộ có thể sẽ tạo ký ức mới hoặc kết hợp ký ức thực với ký ức nhân tạo từ các thông tin đó. Điều này dẫn đến làm sai lệch ký ức của mỗi người về những sự việc xảy ra.
Tác động nghiêm trọng tiềm tàng của hội chứng ký ức giả này có thể dễ dàng nhìn thấy trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nơi mà những sai lầm có thể thực sự tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những hồi tưởng sai lầm trong quá trình thẩm vấn thường góp phần vào việc kết án oan.
Một trong những yếu tố có thể có tác động đáng kể đến nội dung của ký ức là cảm xúc. Khi cơ thể cố gắng nhớ lại chi tiết của một sự kiện gây xúc động mạnh (ví dụ như một cuộc tranh cãi, một tai nạn, một sự việc ảnh hưởng đến tâm trạng), thì rất có thể nhận ra rằng bản thân sẽ có những ký ức sai về các sự kiện đó.
Đôi khi, một cảm xúc mạnh về một vấn đề nào đó có thể khiến vấn đề đó trở nên đáng nhớ hơn, nhưng đôi khi chúng có thể dẫn đến những ký ức sai lầm hoặc không đáng tin cậy. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến ký ức nhiều hơn so với những cảm xúc tích cực hoặc trung tính.
Bên cạnh đó, ký ức sai lệch có thể dễ xảy ra hơn trong giai đoạn hưng phấn cao độ so với giai đoạn hưng phấn thấp độ, bất kể tâm trạng đang là tiêu cực, tích cực hay trung tính.
Thực tế là rất khó để xác định một ký ức là đúng hay sai trừ khi các các bằng chứng độc lập từ bên ngoài để đối chiếu. Ngay cả những ký ức sống động, rõ ràng và khác biệt nhất cũng có thể bị sai lệch.
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định một số biện pháp giúp ngăn ngừa việc hình thành ký ức sai hoặc giúp bạn phân biệt được ký ức thực và ký ức giả. Một số biện pháp bao gồm:
Ký ức ảo có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng nó thường xảy ra hơn ở một số người như:
Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có thể bị suy giảm trí nhớ hoặc kém tự tin về trí nhớ. Họ có nhiều khả năng tạo ra những ký ức sai lầm vì họ không tin tưởng vào ký ức của chính mình. Điều này thường dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại hoặc cưỡng chế có liên quan đến ký ức giả.
Suy giảm trí nhớ ở người già khiến cho một số chi tiết về ký ức có thể bị mất hoặc bị trộn lẫn với các thông tin sai.
Nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử trầm cảm hoặc căng thẳng có nhiều khả năng tạo ra ký ức sai lệch hơn. Bởi những ký ức tiêu cực có thể tạo ra nhiều ký ức giả hơn những ký ức tích cực hoặc trung tính.
Ký ức giả không phải là hội chứng khá phổ biến, mỗi người đều có thể có những ký ức sai lệch tại các thời điểm khác nhau. Ký ức thực sự thường không đáng tin cậy như chúng ta nghĩ, ký ức giả có thể được hình thành khá dễ dàng, ngay cả ở những người thường có trí nhớ rất tốt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.