Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Suy giảm trí nhớ là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ, thường là mãn tính hoặc tiến triển, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, định hướng, khả năng hiểu, tính toán,… Sự suy giảm chức năng nhận thức thường đi kèm, đôi khi xảy ra trước bởi những thay đổi về tâm trạng, khả năng kiểm soát cảm xúc lẫn hành vi hoặc động lực.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ là một tình trạng bệnh lý khiến người mắc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới và/hoặc bắt đầu quên dần những thông tin cũ. Điều này cản trở đến việc thực hiện các hoạt động hằng ngày, thậm chí nếu nặng hơn có thể khiến họ mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân.

Suy giảm trí nhớ thường là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên của não bộ. Tuy nhiên, một số tình trạng y tế hoặc tâm lý đặc biệt cũng có thể gây suy giảm trí nhớ. Theo thời gian, hầu hết người mắc suy giảm trí nhớ sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Triệu chứng suy giảm trí nhớ

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tình trạng sức khỏe khác và chức năng nhận thức của người đó trước khi bị bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan có thể được hiểu theo ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu:

Thường bị người bệnh bỏ qua vì nó khởi phát từ từ, với các triệu chứng phổ biến có thể gồm:

  • Hay quên;
  • Quên mất thời gian;
  • Đi lạc ở cả những nơi quen thuộc.

Giai đoạn giữa:

Các dấu hiệu và triệu chứng dần trở nên rõ ràng hơn, chúng có thể bao gồm:

  • Trở nên quên các sự kiện xảy ra gần đây và quên tên của mọi người;
  • Nhầm lẫn khi ở nhà;
  • Ngày càng gặp khó khăn với giao tiếp;
  • Cần sự hỗ trợ khi làm vệ sinh cá nhân;
  • Thay đổi về hành vi, bao gồm việc đi lang thang và đặt câu hỏi lặp đi lặp lại.

Giai đoạn muộn:

Người bệnh gần như phải phụ thuộc vào người khác và không thể tự sinh hoạt, với các triệu chứng điển hình như là:

  • Không nhận thức được về thời gian và địa điểm;
  • Khó nhận ra người thân và bạn bè;
  • Ngày càng cần đến sự giúp đỡ của người thân trong những sinh hoạt thường ngày;
  • Gặp khó khăn khi đi bộ;
  • Thay đổi tính cách, thái độ (dễ bị kích động, hung hăng).
Suy giảm trí nhớ là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục 1
Suy giảm trí nhớ thường là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên của não bộ

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân hầu như không thể đi lại, tự ăn, hoặc làm bất kỳ hoạt động nào khác của cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân có thể không nuốt được, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, viêm phổi (đặc biệt là do hít phải) và loét do tì đè. Cuối cùng, bệnh nhân có thể bị câm.

Suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối dẫn đến hôn mê và tử vong, thường là do nhiễm trùng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Chẩn đoán và quyết định điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ có thể do các bệnh nguyên phát của não hoặc các bệnh lý khác. Các loại phổ biến nhất là:

  • Bệnh Alzheimer;
  • Sa sút trí tuệ mạch máu;
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy;
  • Chứng mất trí nhớ não trước;
  • Sa sút trí tuệ (suy giảm trí nhớ) liên quan đến HIV.

Suy giảm trí nhớ cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh liệt trên nhân tiến triển, bệnh Creutzfeldt-Jakob, hội chứng Gerstmann-Sträussler-Scheinker, các rối loạn prion khác, giang mai thần kinh, chấn thương sọ não hoặc một số khối u não nhất định nằm trong các vùng não vỏ não hoặc dưới vỏ não liên quan đến nhận thức.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ có thể kể đến như:

  • Một số rối loạn cấu trúc não (ví dụ: Não úng thủy áp lực thường, tụ máu dưới màng cứng).
  • Rối loạn chuyển hóa (ví dụ: Suy giáp, thiếu vitamin B12).
  • Nhiễm độc tố (ví dụ: Chì) gây ra sự suy giảm nhận thức chậm nhưng có thể điều trị được.
  • Trầm cảm: Hai rối loạn thường cùng tồn tại. Tuy nhiên, trầm cảm có thể là biểu hiện đầu tiên của suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục 2
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác, đề cập đến những thay đổi trong nhận thức xảy ra với quá trình lão hóa.

  • Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) gây mất trí nhớ nhiều hơn suy giảm trí nhớ do tuổi tác, có đến 50% bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ phát triển chứng sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm.
  • Suy giảm nhận thức chủ quan (SCD) là một thuật ngữ tương đối mới, được định nghĩa là sự suy giảm liên tục về năng lực nhận thức nhưng hoạt động bình thường trong các bài kiểm tra nhận thức tiêu chuẩn được sử dụng để phân loại suy giảm nhận thức nhẹ. Nguy cơ mắc MCI và suy giảm trí nhớ tăng lên ở những người bị suy giảm nhận thức chủ quan.
  • Thuốc, đặc biệt là benzodiazepine và thuốc kháng cholinergic (ví dụ, một số thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamine, thuốc chống loạn thần, benztropine), rượu (ngay cả khi dùng với lượng vừa phải) có thể tạm thời gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của suy giảm trí nhớ.

Cơ chế Prion dường như liên quan đến hầu hết hoặc tất cả các rối loạn thoái hóa thần kinh biểu hiện đầu tiên ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Xem thêm:

Chia sẻ:

Kiểm tra tình trạng suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ

Alzheimer là bệnh lý khiến trí nhớ dần kém đi, thay đổi hành vi và mất dần nhận thức trong việc chăm sóc bản thân. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Kiểm tra ngay với 6 câu hỏi sau để phát hiện sớm và chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.cdc.gov/aging/dementia/index.html
  2. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia
  3. https://www.msdmanuals.com/

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy giảm trí nhớ

Những bệnh lý nào liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ?

Những bệnh lý liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ bao gồm: Bệnh Alzheimer, chứng phình động mạch não, khối u não, thiếu oxy não (không cung cấp đủ oxy cho não), động kinh và co giật, chấn thương đầu, nhiễm trùng não, thoái hóa não (bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng),...

Làm thế nào để chăm sóc người bị suy giảm trí nhớ?

Tại sao càng lớn tuổi thì suy giảm trí nhớ càng nặng?

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng với chứng suy giảm trí nhớ?

Chứng suy giảm trí nhớ được chẩn đoán như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)