Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

L-cystine uống lâu dài được không? Hướng dẫn sử dụng L-cystine đúng cách và hiệu quả

Ngày 21/08/2023
Kích thước chữ

L-cystine là loại thuốc bổ sung cho cơ thể chất L-cystine, một loại axit amin có nguồn gốc từ tự nhiên với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Chính vì vậy, rất nhiều phụ nữ đã tìm đến loại thuốc này như một cách giúp bản thân tự tin. Điều này đã dẫn đến rất nhiều thắc mắc rằng L-cystine uống lâu dài được không?

Một vài công dụng của L-cystine là làm mờ các vết thâm, dưỡng trắng da, ức chế quá trình lão hóa và tái tạo làn da. Ngoài lợi ích tới làn da, L-cystine còn đem lại sự chắc chắn cho tóc và móng của người sử dụng. Vậy với những công dụng tốt như vậy thì L-cystine uống lâu dài được không? Trong bài viết dưới dây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi dành cho những độc giả đang quan tâm tới vấn đề này.

Cơ chế tác động của viên uống trắng da L-cystine

L-cystine, một loại axit amin được tổng hợp trong cơ thể trong điều kiện sinh lý bình thường khi methionine sẵn đủ. Nhóm thiol của L-cystine chứa lưu huỳnh tham gia mạnh mẽ vào các phản ứng của enzyme. Sự liên kết các nhóm thiol của L-cystine tạo nên các cầu nối disulfide rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc protein.

Ngoài ra, L-cystine ức chế quá trình sản xuất melanin - một loại sắc tố gây ra sự sạm màu, nám hay tàn nhang ở da. Kết quả là da trở nên sáng hơn, đồng đều màu sắc và giảm thâm. Không những thế, L-cysteine ​​đóng vai trò cung cấp insulin cho tuyến tụy. Chính vì vậy, nó đặc biệt có ích với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bằng cách cân bằng lượng đường trong máu.

L-cystine uống lâu dài được không? Cách uống hiệu quả nhất 1
L-cystine giúp da trở nên sáng hơn, đồng đều màu sắc và giảm thâm

Thuốc còn tăng hàm lượng glutathione trong các cơ quan như gan, thận, phổi và tủy xương. Điều này giúp cơ thể giải độc đúng cách. Đồng thời, nó còn có lợi trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa bằng cách giảm thiểu đồi mồi trên da. Sự quá liều acetaminophen gây thiếu hụt glutathione trong gan, dẫn đến tình trạng tổn thương tế bào và các mô stress oxy hóa. Trong tình huống này, L-cystine đóng vai trò quan trọng làm tiền chất chính cho việc tổng hợp glutathione.

Không những thế, L-cystine còn như một chất làm long đờm giúp loại bỏ đờm dễ dàng hơn. Điều này đóng góp vào việc hạ thấp mức độ cũng như tần suất các cơn khó thở và hiện tượng thở khò khè. Những ứng dụng này có thể mang lại lợi ích trong việc kiểm soát các dấu hiệu liên quan đến dị ứng hoặc trong trường hợp tình trạng hô hấp bị ảnh hưởng như viêm phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)... Một khảo sát được công bố về vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho thấy rằng sự sử dụng L-cystine có khả năng giảm bớt gánh nặng về tình trạng oxy hóa cũng như trạng thái viêm nhiễm trong bệnh nhân mắc COPD.

Các nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng L-cystine có thể mang lại lợi ích đối với những người trải qua các rối loạn tâm thần phân liệt và căn bệnh trầm cảm. Nguyên nhân của việc này nằm trong khả năng chống oxy hóa của L-cystine, vì những bằng chứng ngày càng nhiều cho biết rằng các rối loạn tâm thần này phần lớn xuất phát từ tình trạng stress oxy hóa và sự rối loạn chuyển hóa chất glutamate.

Ngoài ra, bổ sung L-cystine đã được xác định có khả năng trở nên hữu ích như một phương pháp điều trị cho tình trạng bất lực ở nam giới có chất lượng tinh trùng kém, với mục tiêu là cải thiện sự suy giảm của glutathione. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 đã chứng minh rằng L-cystine có khả năng trở thành một liệu pháp chữa trị hiệu quả cho tình trạng vô sinh nam do chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự cải thiện về nồng độ tinh trùng khi áp dụng L-cystine trên các bệnh nhân nam. Với những chức năng mà thuốc đem lại, vậy thì L-cystine uống lâu dài được không?

Liệu thuốc L-cystine uống lâu dài được không?

Những thắc mắc về việc uống L-cystine lâu dài được không ngày càng thu hút được sự quan tâm đến từ nhiều chị em phụ nữ. Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới, việc kiểm chứng sự an toàn của việc sử dụng L-cystine trong thời gian dài vẫn chưa mang lại kết quả. Mặc dù vậy, với bản chất của nó là một trong những axit amin cơ bản cùng khả năng thẩm thấu dễ dàng, L-cystine có tiềm năng áp dụng rộng rãi. Ngoài tác dụng tăng cường chức năng gan, L-cystine cũng tham gia vào quá trình làm sáng da thông qua cơ chế chuyển hóa sắc tố. Vì lý do này, việc sử dụng L-cystine có thể được thực hiện trong thời gian kéo dài mà không gây ra vấn đề nếu bạn duy trì việc uống trong khoảng thời gian 5 - 6 tháng liên tục.

L-cystine uống lâu dài được không? Cách uống hiệu quả nhất 2
Vấn đề L-cystine uống lâu dài được không ngày càng thu hút được sự quan tâm

L-cystine uống bao lâu thì ngưng sử dụng?

Như đã diễn giải ở phần trước, nếu thấy không có hiệu quả sau thời gian 5 - 6 tháng sử dụng L-cystine, người dùng nên xem xét ngừng uống thuốc trong một khoảng thời gian và tìm đến các lựa chọn khác. Nguyên nhân có thể do thuốc L-cystine hoặc do thành phần của sản phẩm không tương thích với cơ thể của bạn.

Liều lượng sử dụng đối với thuốc L-cystine

Theo các tài liệu nghiên cứu, việc bổ sung L-cystine hàng ngày có thể được thực hiện với mức liều lượng từ 500 - 1000mg/ngày. Do đó, quy định uống mỗi ngày có thể là từ 1 - 2 viên, tùy thuộc vào hàm lượng của sản phẩm. Việc uống thuốc có thể diễn ra trong khoảng thời gian 5 - 6 tháng mỗi đợt, sau đó nghỉ 1 - 2 tháng trước khi xem xét việc tiếp tục sử dụng sản phẩm trong đợt tiếp theo. Hơn nữa, người dùng tốt nhất nên tuân theo việc sử dụng L-cystine sau ăn.

Thời gian thuốc L-cystine phát huy tác dụng

Phần trên đã giải đáp thắc mắc về việc L-cystine uống lâu dài được không cũng như L-cystine uống bao lâu thì ngưng cho độc giả. Vậy phải mất bao lâu thì thuốc mới có tác dụng? Thời gian thuốc mang lại hiệu quả cao nhất dựa trên rất nhiều yếu tố như thể chất mỗi người. Các chuyên gia và bác sĩ khuyên người sử dụng nên uống thuốc với tần suất 1 - 2 viên/ngày và dùng liên tục không ngừng nghỉ từ 2 - 3 tháng để thuốc phát huy hết sự hiệu quả.

Tác dụng phụ của viên uống L-cystine đối với người dùng

Yếu tố cần đặc biệt chú ý là tác dụng phụ của L-cystine đối với người dùng, bao gồm:

  • Các hiện tượng phụ phổ biến bao gồm buồn nôn và đau bụng nhẹ. Trong giai đoạn đầu sử dụng L-cystine, có khả năng xuất hiện tình trạng mụn trứng cá nhẹ trên da.
  • Mặc dù L-cystine có ngưỡng an toàn tương đối rộng, tuy nhiên, cơ hội xảy ra các tình trạng như nôn mửa, tiêu chảy, khát nước và đau bụng nhẹ vẫn có thể xảy ra thỉnh thoảng.
  • Các tác động phụ thường gặp là cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Một vài tình trạng ít gặp hơn là cảm giác buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, sổ mũi, phát ban, viêm miệng và mề đay.
  • Rất hiếm khi gặp tình trạng co thắt phế quản.
L-cystine uống lâu dài được không? Cách uống hiệu quả nhất 3
Các hiện tượng phụ phổ biến bao gồm buồn nôn và đau bụng nhẹ

Khi sử dụng thuốc, tồn tại sự khác nhau về tình trạng và sức khỏe cá nhân của mỗi người. Vì vậy, không nên dựa hoàn toàn và hy vọng rằng sản phẩm sẽ tác động tốt cho bản thân cũng như cho những người bệnh khác. Để hạn chế tác dụng phụ tới sức khỏe người dùng, điều đặc biệt quan trọng là phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng được in ngay trên bao bì sản phẩm.

L-cystine chống chỉ định với đối tượng nào?

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da, không phải mọi đối tượng đều nên sử dụng L-cystine. Dưới đây là một số nhóm người không nên sử dụng sản phẩm này:

  • Những người có phản ứng quá mức với thành phần của L-cystine.
  • Những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn.
  • Những bệnh nhân mắc Cystin niệu.
  • Những người đang mắc bệnh suy thận ở mức độ nặng.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và đang trong thời điểm cho con bú sữa.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã cùng các độc giả đi tìm câu trả lời cho thắc mắc L-cystine uống lâu dài được không và L-cystine uống bao lâu thì ngưng. Với những thông tin đã cung cấp, Nhà thuốc Long Châu hy vọng độc giả đã có thêm kiến thức về cơ chế, công dụng, cách sử dụng… của dược phẩm L-cystine.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.