Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vảy nến á sừng là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng mang lại rất nhiều phiền toái cho con người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh vảy nến á sừng? Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến á sừng là một căn bệnh xuất hiện nhiều ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu và làm xấu diện mạo của người bệnh. Chính vì thế mà hầu hết mọi người luôn mang trong mình nỗi băn khoăn làm sao để chữa bệnh vảy nến á sừng.
– Biểu hiện:
Bệnh vảy nến biểu hiện trên da là các mảng mụn đỏ, các đốm đỏ này sẽ nhanh chóng đóng thành những vảy khô màu trắng đục. Khi gãi thì những vảy này sẽ bong tróc dễ dàng nhìn như sáp đèn cầy nên được gọi là vảy nến. Bệnh ít khi gây ngứa và cũng không làm người bệnh bị đau. Vảy nến có thể phân bố ở da đầu, khuỷu tay, chân và thậm chí lan rộng toàn thân.
Trường hợp bệnh nặng sẽ gây sốt , đau nhức và làm biến dạng các chi gây khó khăn cho việc vận động.
– Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến:
– Biểu hiện:
Á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến ở những vùng da thô ráp trên cơ thể như gót chân, đầu các ngón tay chân, các lớp da nứt nẻ nhưng chưa chuyển hóa hết thành sừng nên được gọi là á sừng.
Vùng da bệnh thường bị ngứa và nổi mụn vào mùa nóng làm các móng tay, chân xù xì biến dạng. Mùa lạnh da hanh khô bị nứt nhiều gây chảy máu.
– Nguyên nhân:
Vì là bệnh mãn tính, dễ tái phát nên vảy nến vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ tạm thời khắc phục những lần tái phát của bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh chứ không chữa dứt tận gốc.
– Với những vảy nến nhỏ, thuốc thoa ngoài da sẽ có tác dụng hiệu quả, trường hợp bệnh nặng có thể kết hợp giữa thuốc uống và chích, các thuốc đặc trị là những thuốc chứa chất vitamin A acide.
– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm phương pháp quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, quang hóa trị liệu PUVA, các tia tử ngoại B (UBV), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).
Các loại dược phẩm sinh học hay thuốc có nguồn gốc thảo dược cũng được sử dụng trong điều trị vảy nến.
Biện pháp hữu hiệu nhất là bôi các loại thuốc lên vùng bị á sừng nhằm tạo lớp sừng mới cho da như betnovalaxit, salixilic, diprosalic. Kết hợp với việc bôi và uống thuốc kháng sinh tại vùng da bị bệnh nếu bị nhiễm khuẩn.
Cần lưu ý:
Nhìn chung, bệnh vảy nến á sừng là bệnh ngoài da xuất hiện ở rất nhiều người. Nhiều người lo lắng bệnh vảy nến toàn thân, vảy nến bộ phận sinh dục, bệnh vảy nến da đầu có lây không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên vẫn nên giữ gìn và phòng tránh để không mắc phải căn bệnh này.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Phương Linh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.