Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm thế nào để dạy bé biết cách giải quyết vấn đề

Ngày 18/08/2020
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ cần được trang bị kỹ năng tự giải quyết vấn đề ngay từ khi còn ở độ tuổi mẫu giáo cho đến lúc dậy thì. Ai cũng có những vấn đề phải giải quyết hằng ngày, đây không phải kỹ năng đã xuất hiện từ lúc sinh ra, mà muốn giải quyết tốt vấn đề chúng ta cần rèn luyện theo thời gian đi kèm với thực hành và rút kinh nghiệm.

Trẻ nhỏ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề hằng ngày, đó có thể là những khó khăn trong học tập, vấn đề về bạn bè cùng lứa, chuyện khó hoàn thành một nhiệm vụ, hay quyết định ăn mặc cho phù hợp như thế nào... Khi học được các kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ có thể tự tin hơn vào khả năng của bản thân và tự đưa ra những quyết định đúng đắn.

Làm thế nào để dạy bé biết cách giải quyết vấn đề 1Trẻ nhỏ cũng nên được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề từ sớm.

Tại sao bé nên biết kỹ năng giải quyết vấn đề từ lúc còn nhỏ

Khi không có kỹ năng giải quyết vấn đề, các em có thể tránh làm bất cứ điều thì để thử và giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trẻ bị bạn bè chọc ghẹo và không biết cách phản ứng thế nào, sẽ dẫn tới bé bị căng thẳng mỗi khi đến trường, lực học giảm sút, hoặc có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe thể chất như đau đầu hay đau bụng.

Một số bé khác không có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ có phản ứng bốc đồng mà không nghĩ về sự lựa chọn của chúng. Chẳng hạn như một đứa bé không biết phải làm gì khi bạn bè giật đồ chơi của mình thì có thể sẽ đánh bạn. Bởi chúng sẽ nghĩ rằng đó là cách duy nhất để dành lại đồ chơi của mình.

Các bậc phụ huynh có thể nói chuyện với con về cách nhận biết vấn đề. Đôi khi chỉ nêu ra vấn đề đã tạo nên sự khác biệt lớn, như việc bé nói với mẹ là “Các bạn chế giễu con trên lớp” có thể là tín hiệu cứu trợ khi trẻ thấy cần. Khi trẻ nhận biết được vấn đề, bạn có thể dạy trẻ phát triển các giải pháp khả thi trước khi bắt đầu hành động.

Hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra ít nhất là 4 cách giải quyết vấn đề. Sau đó phụ huynh và con cái có thể cùng nhau thảo luận về những ưu và nhược điểm của mỗi cách. Điều quan trọng là bé phải học được cách nhận biết những hậu quả tích cực cũng như tiêu cực kèm theo hành vi của mình. Khi đã biết được nhiều lựa chọn và những hậu quả có thể kèm theo đó thì bé sẽ biết được quyết định nào là tốt nhất.

Làm thế nào để dạy bé biết cách giải quyết vấn đề 2Hãy cùng con thảo luận cách giải quyết cho từng vấn đề khúc mắc.

Cùng thảo luận về các vấn đề

Khi các vấn đề gia tăng hay xung đột xảy ra, thay vì vội vã giải quyết vấn đề giúp con thì chúng ta nên dạy con cách làm chủ cảm xúc, cho phép trẻ có cơ hội tạo kỹ năng giải quyết vấn đề đó. Chẳng hạn như nếu con bạn đang tranh cãi với em về một món đồ chơi, thì bạn để bé có cơ hội thử và tiếp cận giải pháp của trẻ trước. Khi con chưa đủ khả năng, thì phụ huynh có thể giúp trẻ tìm ra một giải pháp. 

Đương nhiên trong trường hợp nếu trẻ gặp vấn đề không an toàn thì bạn có thể can thiệp ngay lập tức. Hãy cùng bé thảo luận và sử dụng tiến trình giải quyết vấn đề bắt đầu từ bước: xác định vấn đề => phân tích nguyên nhân => đưa tất cả vấn đề quy về một mối => đề xuất giải pháp => lựa chọn giải pháp => đánh giá kết quả.

Cố gắng cùng nhau làm việc để đạt được một giải pháp hợp lý. Nếu con tìm ra cách để giải quyết vấn đề tốt thì cha mẹ cần khen ngợi. Đồng thời cũng thường xuyên thảo luận về tiến trình và kiểm tra lại vấn đề xem liệu có cần phải thay đổi gì hay không.

Để bé trải nghiệm các hậu quả tự nhiên

Cho bé trải nghiệm các hậu quả tự nhiên là cách kỷ luật hiệu quả để dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều đó có nghĩa là bạn cho con quyền được lựa chọn và đối mặt với những hậu quả kè theo. Nhưng điều kiện tiên quyết là các hậu quả đó phải đảm bảo an toàn cho bé.

Làm thế nào để dạy bé biết cách giải quyết vấn đề 3Để bé trải nghiệm các bài học tự nhiên để rút ra bài học.

Phụ huynh có thể để một đứa bé tuổi teen tiêu sạch tiền với những thứ chúng nhìn thấy đầu tiên trong cửa hàng, nhưng sau đó lại từ chối không cho trẻ thêm tiền. Điều ấy có nghĩa là bé sẽ được trải nghiệm hậu quả tự nhiên là không có khả năng để mua những thứ mà trẻ muốn. Từ đó bạn có thể thảo luận với bé về cách xử lý vấn đề để lần sau đưa ra được quyết định tốt hơn.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin