Các phụ huynh nên tìm hiểu về nguyên nhân để xác định được phương pháp chữa trị chứng tiểu không tự chủ ở trẻ. Một số nguyên nhân cũng như hướng khắc phục sẽ được nhà thuốc Long Châu mang đến bên dưới.
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì?
Tình trạng tiểu không tự chủ là tình trạng trẻ không tự chủ được hoạt động tiểu tiện, nước tiểu rỉ không kiểm soát được. Khi mắc chứng tiểu không tự chủ, 1 ngày trẻ thường đi tiểu hơn 8 lần/ngày nhưng mỗi lần đi tiểu ra rất ít, đôi khi còn són ra quần.
Tiểu không tự chủ có thể gặp ở cả người già và trẻ em. Tuy nhiên nhóm đối tượng trẻ em nhiều hơn và được chia thành 2 nhóm: Nhóm dưới 6 tuổi và nhóm từ 6-12 tuổi.
-
Nhóm dưới 6 tuổi: Đây là nhóm trẻ đái dầm nhiều, tiểu không tự chủ, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên vì đây là nhóm tuổi còn nhỏ, cơ quan chưa phát triển toàn diện bao gồm cả bàng quang nên không có gì đáng lo ngại.
-
Nhóm từ 6-12 tuổi: Nếu trẻ trong độ tuổi này gặp phải tình trạng đái dầm nhiều, tiểu không tự chủ thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý bởi độ tuổi này các cơ quan ở trẻ đã phát triển đầy đủ, đảm bảo chức năng.
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài ý muốn
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ ở trẻ em, trong đó nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên như:
-
Di truyền: Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm có thể do tính di truyền, nếu trước đó, ba mẹ từng đái dầm khi nhỏ thì nguy cơ con cái của họ cũng sẽ đái dầm lên tới 77%.
-
Dung tích bàng quang giảm: Ở trẻ tiểu không tự chủ, dung tích bàng quang sẽ thấp hơn so với trẻ không đái dầm. Khi diện tích bàng quang nhỏ, trẻ đi tiểu nhiều hơn. Vào ban đêm, khả năng giữ nước tiểu thấp, khiến trẻ đi tiểu không kiểm soát. Một số trường hợp bàng quang ở trẻ bình thường nhưng luôn có cảm giác bàng quang bị quá sức chứa nước tiểu, được gọi là giảm dung tích chức năng.
-
Tăng sản xuất nước tiểu khi trẻ ngủ ban đêm: Vào buổi tối, não sẽ sản xuất ra một loại hormone vasopressin có tác dụng tái tạo hấp thụ nước vào dòng máu, từ đó sẽ giảm được lượng nước tiểu sản xuất ở thận. Việc giảm lượng nước tiểu sẽ giúp trẻ ngủ tới sáng mà không cần dậy đi tiểu nhiều lần. Do đó, nếu ban đêm trẻ có tình trạng tiểu không tự chủ thì có thể do trẻ không có đủ lượng hormone vasopressin trong người.
-
Không thể tỉnh giấc: Khi trẻ đang chìm vào giấc ngủ say thì thường rất khó để biết được khi nào bàng quang đầy nước tiểu. Nhiều chuyên gia cho rằng có một số trẻ không đáp ứng được các tín hiệu bên trong cơ thể, dẫn tới tình trạng trẻ sẽ tiểu không tự chủ vì không có khả năng tự tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
-
Táo bón: Khi trực tràng đầy, phân sẽ ép vào bàng quang, khiến cơ quan bàng quang hiểu nhầm và đưa tới cơ quan thần kinh và não, khiến trẻ tiểu dầm. Do đó, điều trị táo bón cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ đái dầm, đái không tự chủ.
-
Các yếu tố tâm lý: Khi trẻ có tâm lý không căng thẳng, không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiểu không tự chủ.
-
Ăn uống không hợp lý: Không nên cho trẻ sử dụng caffein, đồ ăn đóng hộp hay các thức ăn kích thích bàng quang hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ dẫn tới tiểu không tự chủ ở trẻ.
-
Bên cạnh các nguyên nhân trên, tiểu không tự chủ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Cho trẻ uống quá nhiều nước về đêm dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ
Làm thế nào để khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em?
Có thể giảm tình trạng đái dầm ở trẻ bằng cách:
-
Massage vùng bụng dưới bằng dầu oliu cho trẻ để kiểm soát chức năng của bàng quang, cải thiện tiểu không tự chủ.
-
Uống nước mật ong, sữa ẩm sẽ hạn chế mắc tiểu.
-
Không ăn đồ ăn có khả năng kích thích bàng quang như caffeine, socola, đồ ngọt hay uống nhiều nước vào buổi tối. Trước khi bé ngủ cần cho bé đi tiểu.
-
Thiết lập thời gian đi tiểu cố định để hình thành thói quen cho bé.
-
Không la mắng khi trẻ tiểu không tự chủ hoặc đái dầm vì khiến bé sợ hãi.
Cách phòng tránh chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em
Tình trạng tiểu không tự chủ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình, do đó, cần phòng tránh ngay từ đầu cho trẻ bằng cách:
-
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho trẻ mỗi ngày.
-
Hình thành thói quen đi tiểu hết nước chứa trong bàng quang.
-
Đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ, không nên cho trẻ ăn mặn vì sẽ khát nước hay thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
-
Khi trẻ có nhu cầu đi tiểu cần cho trẻ tiểu ngay, không nhịn tiểu.
-
Rèn luyện, vận động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ
Như vậy, các phụ huynh có thể thấy tiểu không tự chủ ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng ba mẹ cũng nên chủ quan. Việc tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân gây ra để có phương pháp điều trị phù hợp là rất cần thiết. Nếu trẻ có dấu hiệu nào bất thường, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp