Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
BHA là một loại acid có nguồn gốc tự nhiên sở hữu khả năng làm sạch sâu hiệu quả. Nó có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và luôn được coi như một hoạt chất có lợi cho làn da. Dù có nhiều tác dụng nhưng BHA vẫn tiềm ẩn tác dụng phụ cho người dùng.
BHA từ lâu đã được biết đến là thành phần quan trọng trong nhiều loại mỹ phẩm. BHA được sử dụng như một bí quyết để tẩy da chết, thu nhỏ lỗ chân lông, kích thích tái tạo da, giảm mụn,… Ngoài các tác dụng to lớn, BHA cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ mà có thể nhiều người chưa biết. Cùng tìm hiểu tác dụng phụ khi dùng BHA trong bài viết này bạn nhé!
BHA (Beta Hydroxy Acid) là thành phần được chiết xuất từ vỏ cây liễu hay từ dầu cây lộc đề xanh. Thành phần này được sử dụng như một chất quan trọng của nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da. BHA là thành phần làm sạch hiệu quả trong các sản phẩm tẩy trang, xịt khoáng, toner và mang đến những lợi ích cho làn da như:
Không có thành phần nào trong mỹ phẩm là an toàn tuyệt đối với làn da. Dù BHA được khẳng định là thành phần có lợi và lành tính cho da nhưng đặc điểm sinh lý của mỗi loại da một khác. Vì vậy, một số người sẽ gặp tác dụng phụ khi dùng BHA. Một số tác dụng phụ của BHA thường gặp nhất và cách khắc phục như sau:
Da khô và bong tróc là tình trạng khá thường gặp sau khi dùng BHA. Nguyên nhân do BHA có độ pH chỉ từ 3 - 4. Trong khi da mặt có độ pH từ 5 - 6. Chính sự chênh lệch về độ pH này khiến da bị mất cân bằng độ ẩm và trở nên khô hơn. Để khắc phục tình trạng da khô bong tróc, bạn có thể dùng các loại serum bù ẩm, cấp nước hoặc mặt nạ ngủ để cấp ẩm sâu cho da.
Một số người dùng BHA bị đẩy mụn lên bề mặt da. Nếu gặp tình trạng này bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu chứng tỏ BHA đang hoạt động tốt trên da của bạn. Nguyên nhân dẫn đến đẩy mụn là do BHA thẩm thấu vào các lớp tế bào, làm “chín” những nhân mụn tiềm ẩn nhanh hơn để da phục hồi nhanh hơn. Đây hoàn toàn không phải tình trạng nổi mụn do kích ứng với mỹ phẩm. Nếu gặp tình trạng đẩy mụn, bạn đừng dùng tay nặn mụn mà hãy để nốt mụn tự lành, sẽ hạn chế được việc để lại vết thâm sẹo trên da.
BHA có tác dụng tẩy đi lớp tế bào sừng hóa và tế bào da chết. Vậy tại sao một số người dùng BHA lại bị sạm da? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bạn bảo vệ da không đúng cách trong quá trình dùng BHA. Khi tác động lên bề mặt da, BHA loại bỏ tế bào da chết và tế bào già cỗi bị sừng hóa.
Lớp tế bào da mới được tái tạo sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại, khói bụi, ô nhiễm. Nếu không che chắn da và dùng kem chống nắng cẩn thận, làn da bị sạm đi là điều khó tránh khỏi. Để phòng tránh tác dụng phụ khi dùng BHA này, bạn hãy dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày và che chắn da kỹ càng nhé!
Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người sở hữu làn da mỏng, nhạy cảm. Một số người có thể bị châm chích da do dùng BHA nồng độ quá cao ngay từ đầu và da chưa có thời gian để làm quen. Nguyên nhân cũng có thể đến từ việc sử dụng BHA với tần suất quá dày đặc. Để tránh tình trạng này, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu để chọn sản phẩm BHA phù hợp nhất với tình trạng da.
Muốn hạn chế tác dụng phụ khi dùng BHA, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Không thể phủ nhận những lợi ích mà BHA mang lại cho làn da. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với tác dụng phụ khi dùng BHA. Mức độ phản ứng với BHA của mỗi người một khác, tùy tình trạng và đặc điểm của làn da. Vì vậy, lý tưởng nhất là bạn được thăm khám da và tư vấn bởi một chuyên gia da liễu trước khi dùng BHA.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.