Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn là vấn đề ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn làm tâm lý người bị mụn cảm thấy kém tự tin hơn. Ngoài việc khiến da bị sưng tấy, đau nhức và nhạy cảm, mụn còn có thể để lại những vết sẹo thâm đáng ghét trên da.
Thâm mụn có thể mờ dần đi theo thời gian hoặc nếu áp dụng đúng phương pháp giảm thâm. Nhưng sẹo mụn thì không như vậy. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các cách giúp phòng ngừa và điều trị sẹo mụn hiệu quả nhất, cùng tham khảo nhé.
Sẹo sau mụn là kết quả các các nốt mụn bọc, mụn mủ hay mụn nang bị viêm nhiễm và không được chăm sóc đúng cách. Khi mụn hình thành, nang lông sẽ bị tắc cho các tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Nếu sự tắc nghẽn vượt mức chịu đựng của nang lông, nó sẽ phình to và vỡ ra. Nang lông viêm vỡ ra nếu ở gần bề mặt da thì tổn thương sẽ mau chóng phục hồi mà không làm hình thành sẹo. Nhưng nếu nặng hơn, nang lông vỡ sâu ở dưới da sẽ để lại sẹo.
Bên dưới da có một lớp bì chứa nhiều sợi collagen và elastin giúp da trở nên săn chắc, đàn hồi mà không bị chảy nhão. Khi mụn vỡ sâu dưới da, dịch viêm từ nang lông sẽ lan tới lớp bì này và làm phá hủy các sợi collagen. Điều này khiến da phải tổng hợp lại những sợi collagen mới. Nếu quá trình sản xuất collagen diễn ra không được hoàn hảo thì nguy cơ xuất hiện sẹo mụn sẽ rất cao. Tổn thương của mụn viêm càng nặng thì khả năng hình thành sẹo càng lớn.
Hai loại sẹo thường xuất hiện khi bị mụn là sẹo lồi và sẹo lõm.
Để bù đắp cho phần collagen bị phá hủy khi nang lông vỡ, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất collagen. Tuy nhiên, nếu quá trình này không được điều hòa, lượng sợi collagen hình thành quá nhiều sẽ dẫn đến sẹo lồi. Loại sẹo này nổi gồ lên bề mặt, xơ cứng, đỏ ửng và có thể gây ngứa.
Nguyên nhân xuất hiện sẹo lõm (hay sẹo rỗ) ngược lại với sẹo lồi. Đó là do cơ thể không sản xuất đủ các sợi collagen cho phần bị phá hủy, các sợi xơ kéo da xuống dưới và tạo ra những vết lõm. Sẹo lõm còn được chia thành 3 loại là sẹo đáy vuông, sẹo lượn sóng và sẹo đáy nhọn.
Việc xuất hiện loại sẹo mụn nào sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và cũng tùy từng loại sẹo khác nhau mà sẽ có phương pháp điều trị riêng.
Không có phương pháp nào có thể ngăn việc hình thành sẹo mụn 100% vì nó xuất phát từ sự điều tiết bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những biện pháp dưới đây sẽ hỗ trợ bạn làm giảm khả năng bị sẹo mụn hiệu quả.
Cách tốt nhất để sẹo mụn không xuất hiện chính là trị mụn đúng cách. Chữa mụn sớm sẽ hạn chế tình trạng mụn bị viêm sưng to và sâu hơn nên da cũng sẽ không bị tổn thương.
Để nốt mụn nhanh lành và không bị nhiễm trùng, bạn có thể sử dụng miếng dán mụn ban ngày Derma Angel. Miếng dán mụn có thiết kế siêu mỏng chỉ 0.01cm, dễ dàng che được các nốt mụn mà không gây mất thẩm mỹ. Lớp Hydrocolloid có trong sản phẩm còn có khả năng hút mụn, làm lành vết thương, bảo vệ da mụn khỏi các nguyên nhân gây nhiễm trùng nên hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo sau mụn.
Bên cạnh đó, miếng dán mụn không thấm nước, thấm dầu nhờn và hút mụn mủ tốt nên bạn có thể yên tâm sử dụng miếng dán khi trang điểm hay tham gia các hoạt động ngoài trời phải đổi nhiều mồ hôi.
Tay chúng ta là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều bụi bẩn nên nếu dùng tay không để nặn mụn, có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, vì không đủ chuyên môn nên khi nặn mụn, chúng ta thường không lấy hết nhân mụn ra và làm mụn vẫn tiếp tục sưng viêm.
Mụn viêm càng nặng, nang lông bị tổn thương và càng sâu dưới da thì nguy cơ để lại sẹo càng lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy các mụn nang, mụn lớn thì hay hình thành sẹo hơn các sẹo nhỏ. Bạn có thể giảm tình trạng sưng viêm của mụn bằng cách bôi thuốc hoặc uống thuốc để tránh viêm lan sâu xuống da.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho làn da.
Khi bị mụn viêm, bạn thường sẽ thấy có một lớp vảy mờ trên bề mặt da nơi vị trí nốt mụn. Lớp vảy này có công dụng bảo vệ phần da bị mụn khỏi các tác nhân bên ngoài, giúp da nhanh lành hơn. Đôi khi lớp vảy này có thể gây ngứa nhưng bạn không nên bóc đi. Da non bên dưới vảy không còn lớp bảo vệ này sẽ dễ bị nhiễm trùng da và hình thành sẹo hơn bình thường.
Sẹo xuất hiện sau mụn thường không dễ điều trị hay loại bỏ như mụn hay thâm. Do đó, cách tốt nhất để đối phó với tình trạng này chính là chăm sóc da mặt cẩn thận, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẹo khi đang bị mụn để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo mụn. Hy vọng các mẹo mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sở hữu làn da mịn màng như ý.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: youmed.vn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.