Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ và viêm kết mạc đều là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Nếu biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng nghiêm trọng.
Nhiều người thắc mắc đau mắt đỏ và viêm kết mạc có giống nhau không? Đây thực chất đều là tên gọi của một loại bệnh về mắt. Khi mắc bệnh một bên mắt bị đỏ, ra ghèn vàng, chảy nước mắt, sau 3-5 ngày sẽ lây sang mắt còn lại. Đau mắt đỏ có thể kèm theo ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, nóng rát mắt, đau mắt, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ từ 5-7 ngày sau.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh hoặc nước mắt nhân tạo
Rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% dạng thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Nhỏ mắt thường xuyên làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ mắt ra ngoài, làm dịu và ẩm cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt bất cứ khi thấy nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.
Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như nước muối sinh lý và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.
Lưu ý: mỗi người dùng 1 chai thuốc nhỏ mắt riêng biệt, không xài chung với nhau dù giữa những người chưa bị vì có thể lây lan cho người đó.
Không xông, đắp lá tùy tiện vào mắt
Các phương pháp dân gian chữa đau mắt đỏ dùng lá trầu không, lá dâu để xông, đắp lô hội,... tuy có làm bạn dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, còn chưa kể một số bệnh nhân có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống kháng sinh tùy tiện, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm vì sẽ làm bệnh đau mắt đỏ và viêm kết mạc nặng hơn.
Nếu bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho... thì cũng đừng vội lo lắng, đó là triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy, không cần phải dùng kháng sinh trong trường hợp này.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Tất cả các loại bệnh do lây nhiễm virus đau mắt đỏ đều không có thuốc trị. Khi mắc bệnh, việc cần làm ngay là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh. Như vậy, bạn mới giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, ăn uống tốt hơn và bệnh không có chiều hướng nặng lên, giảm nguy cơ bị các biến chứng của bệnh. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin A, C, E… vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện sức hệ miễn dịch của cơ thể.
Có nên dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol
Các loại thuốc này có công dụng giảm viêm, sưng dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc khởi phát sẽ giúp bạn dần khỏi bệnh. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt bệnh nặng lên do chẩn đoán nhầm hay kháng sinh không đủ hiệu lực.
Vì vậy, tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt bạn nhé!
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.