Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, diễn đạt suy nghĩ và mong muốn trong cuộc sống hàng ngày. Thế nên với trẻ nhỏ, việc phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều thực sự cần thiết. Những trò chơi phát triển, rèn luyện ngôn ngữ vừa giúp trẻ có thời gian chơi đùa vui vẻ với cha mẹ vừa nâng cao vốn từ vựng cho trẻ.
Trò chơi phát triển ngôn ngữ kích thích sự phát triển của não bộ để trẻ sử dụng tốt hơn ngôn ngữ mỗi ngày. Thông qua các trò chơi trẻ có những phút giây thư giãn thoải mái mà việc tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt lại dễ dàng hơn.
Trò chơi phát triển ngôn ngữ là những trò chơi làm tăng thêm vốn từ vựng, cách diễn đạt, kích thích não bộ hoạt động để trẻ tự mình suy nghĩ những câu đối thoại trong cuộc sống hằng ngày. Đây là cầu nối để kết nối trẻ với nhiều lĩnh vực mới bên ngoài đời sống xã hội mà trẻ chưa có dịp tiếp xúc.
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống bao gồm giao tiếp, học tập, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội. Do đó, phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ là điều quan trọng bắt buộc bố mẹ nào cũng phải làm.
Điểm đặc biệt của trò chơi phát triển ngôn ngữ là thông qua đó trẻ được rèn luyện, tự tin hơn khi giao tiếp trở nên dạn dĩ hơn bởi:
Trò chơi phát triển não bộ kích thích óc sáng tạo và khả năng ghi nhớ từ vựng, cách mô tả để từ đó trẻ trở nên nhạy bén và linh hoạt hơn.
Ba mẹ hãy lấy một chiếc túi cho các món đồ chơi vào đó, đừng để trẻ thấy trong đó có gì. Ba mẹ cho tay vào túi rồi dùng những câu nói để mô tả lại đồ vật mà mình cầm được cho bé đoán tên. Rồi sau đó đổi ngược lại với bé, bé là người mô tả và cha mẹ là người đoán.
Khi bé đã quen dần với trò chơi bạn cần đặt ra thời gian với mục đích cho trẻ để trẻ có thể nói và đoán nhanh hơn, chứng tỏ khả năng thông thạo ngôn ngữ của trẻ.
Hãy chuẩn bị 2 chiếc điện thoại đồ chơi, hoặc tự dùng giấy làm thành 2 chiếc điện thoại. Bé và bạn sẽ dùng nó và bắt đầu những cuộc trò chuyện mà tình huống là do bạn đặt ra.
Ở tuổi này, bé thường chưa thể bắt đầu câu chuyện dài và có nội dung được. Đặt bé vào một tình huống mà bạn mong muốn chẳng hạn như: gọi cho bố mẹ đi làm xa thông báo tình hình ở nhà, gọi hỏi thăm ông bà, gọi cho ông già noel nói về món quà mình mong ước hay gọi cho cấp cứu, cứu hỏa thông báo các vấn đề khẩn cấp,...
Thông qua các cuộc hội thoại, óc tưởng tượng của bé sẽ phong phú hơn, có nhiều vốn từ mới, biết cách trả lời trước những câu hỏi mà người lớn đặt ra sau này.
Tìm hiểu về thế giới động vật phong phú luôn là điều thú vị với trẻ nhỏ. Để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ nhanh chóng ba mẹ có thể dùng tranh ảnh hay từ điển các con vật để dạy cho trẻ biết được tiếng kêu của chúng, rồi yêu cầu trẻ nói lại với âm thanh của mình.
Cách này luyện khả năng quan sát và ghi nhớ của các con thông qua đặc điểm nổi bật của con vật. Cách luyện nói theo âm thanh hạn chế được tình trạng nói lắp của trẻ. Ngoài âm thanh, bạn hãy cung cấp thêm cho trẻ về thông tin của chúng, chẳng hạn như: đặc điểm nhận dạng, thói quen, ích lợi của con vật,...
Sau khi trẻ đã quen với cách chơi này, bạn bắt đầu gợi ý ngược bằng cách mô tả về con vật và để trẻ đoán tên cũng như tiếng kêu của chúng. Với trò chơi này sự hiểu biết ngôn ngữ và kiến thức về động vật của trẻ được tăng lên. Khi con chơi, ba mẹ cũng nên dành những lời khen để động viên sự cố gắng của trẻ.
Với những trò chơi phát triển ngôn ngữ đề cập trong bài viết các bậc phụ huynh hãy chơi cùng bé mỗi ngày để cải thiện vấn đề dùng lời nói để giao tiếp của bé. Tăng khả năng giao tiếp chính là tiền để trẻ phát triển tốt những kỹ năng khác trong cuộc sống. Hãy đồng hành cùng con ba mẹ nhé.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.