Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi đơn giản nhất

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ

Các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai thường lo lắng rất nhiều cho sức khỏe của con. Một trong các vấn đề mẹ bầu quan tâm nhiều nhất là hiện tượng dây rốn quấn cổ. Vậy dây rốn quấn cổ ở thai nhi là gì? Mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi phổ biến hiện nay là những mẹo nào?

Dưới đây là một số mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi được chia sẻ từ các mẹ bầu. Nhờ áp dụng mẹo dân gian lưu truyền lâu nay mà một số mẹ có thể giúp thai nhi tự tháo được dây rốn quấn cổ. Cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu một số kinh nghiệm thông qua bài viết sau để quá trình mang thai được an toàn.

Dây rốn quấn cổ là gì?

Nhiệm vụ của dây rốn là vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ đến thai nhi thông qua nhau thai. Dây rốn ở mức trung bình từ 50 - 60cm, đối với dây rốn càng dài thì nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ càng cao, không chỉ quấn cổ mà còn quấn vào tay chân của thai nhi.

Một số mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi đơn giản nhất 1Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể do dây rốn quá dài

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn vòng quanh cổ của em bé từ 1 vòng hoặc nhiều vòng. Hiện tượng này có thể diễn ra trong bất kỳ thời gian nào trong quá trình mang thai, nhưng sẽ thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai khi bé yêu hiếu động, thường xuyên hoạt động thay đổi vị trí nằm trong bụng mẹ. Trường hợp này sẽ không quá lo ngại khi can thiệp kịp thời, mặc khác vẫn có nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, do vậy các mẹ bầu hết sức lưu ý vấn đề này nhé.

Làm thế nào để phát hiện dây rốn quấn cổ?

Hầu hết để phát hiện có dây rốn quấn cổ em bé hay không thì chỉ có siêu âm mới phát hiện được chính xác hiện tượng dây rốn quấn cổ. Tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ vì em bé sẽ thường hoạt động ở các vị trí khác nhau, thay đổi hướng nằm thường xuyên dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ, có khi quấn quanh người thai nhi trong bụng mẹ.

Ngoài ra, có thể nhận biết được dây rốn quấn cổ thai nhi khi thai nhi đạp bất thường liên tục. Bởi dây rốn quấn cổ sẽ khiến nhịp thở của thai bị ảnh hưởng, thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp liên tục và mạnh một cách bất thường trong bụng mẹ.

Độ dài của dây rốn quấn cổ bé, khối lượng của nước ối... ảnh hưởng đến sự vận động của mẹ bầu không ít. Khi hoạt động quá sức sẽ khiến đầu của em bé bị xoay xuống dẫn đến dây rốn sẽ cuộn xung quanh cổ, ban đầu thì lỏng lẻo nhưng về sau thì sẽ thắt chặt cổ bé.

Với trường hợp dây rốn có chiều dài dài hơn thai nhi hoặc thai nhi nhỏ, nước ối nhiều cũng dẫn đến xác suất dây rốn quấn cổ nhiều hơn. Do đó hãy cùng đi tìm hiểu một số mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi.

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi

Với trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hay 2 hoặc nhiều vòng thì chỉ có thể nhờ vào sự vận động của bé để dây rốn không siết quá chặt.

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi chưa được khoa học chứng minh, tuy nhiên sự vận động này giúp cho mẹ bầu ổn định tinh thần hơn.

Bò ngược kim đồng hồ quanh giường là một phương pháp dân gian khá hiệu quả được nhiều mẹ bầu áp dụng. Khi các mẹ vận động sẽ kích thích bé chuyển động theo vận động của mẹ. Do vậy, các mẹ hãy tham khảo và thực hiện mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi này vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bò vài vòng, không nên bò quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu hoa mắt chóng mặt.

Sau khi vừa ăn xong hoặc trong khi cơ thể mệt mỏi, mẹ bầu không được bò mà hãy nghỉ ngơi trước cho cơ thể khỏe mạnh rồi hẳn bò. Hãy bò với tốc độ nhẹ nhàng vừa phải, không được bò với tốc độ quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé, khiến mẹ bầu chóng mặt và khó thở.

Vì đây là mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi trong dân gian hoàn toàn vô hại nên trong một tuần các mẹ hãy bò quanh giường trước khi ngủ 1 - 3 vòng tùy vào vòng dây rốn quấn cổ bé. Sau đó đi siêu âm kiểm tra lại để xem kết quả có khả quan hay không. Nếu tình trạng vẫn chưa khả quan, thậm chí tệ hơn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách can thiệp kịp thời.

Một số mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi đơn giản nhất 3Mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi bằng cách bò ngược chiều kim đồng hồ

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi em bé bị dây rốn quấn cổ

Trường hợp dây rốn quấn cổ em bé, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau khi áp dụng mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi để tránh các trường hợp xấu xảy ra:

  • Các mẹ bầu không nên bò khi vừa ăn xong, nghỉ ngơi 3 - 4 tiếng để xuôi bụng. Bò theo số vòng dây quấn cổ bé, không nên bò quá nhiều sẽ gây chóng mặt, không những thế mà còn làm dây rốn ở cổ bé không hết hẳn mà còn ảnh hưởng rất xấu đến em bé.
  • Các mẹ bầu hãy thiết lập nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, cho em bé nghe nhạc với âm lượng vừa phải nhẹ nhàng, tránh cho em bé lộn và quay lung tung quá nhiều sẽ làm số vòng dây rốn quấn cổ tăng thêm.
  • Cấm tuyệt đối hành động xoa bụng bầu để gỡ dây rốn quấn cổ khi chưa được bác sĩ chỉ định. Khi xoa bóp không đúng cách sẽ làm co bóp tử cung, dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến bé yêu nhiều hơn.
  • Không nên quá lạm dụng việc muốn gỡ dây rốn quấn cổ nhanh mà bò nhiều, chỉ nên bò 1 lần trong ngày là đủ.
  • Theo dõi tình hình thai nhi cử động từng ngày, nếu cảm thấy có biểu hiện lạ, các mẹ hãy đến bệnh viện ngay để tránh việc dây rốn quấn chặt làm em bé ngạt thở, thiếu máu cung cấp cho em bé.
Một số mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi đơn giản nhất 4Lưu ý khi chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi

Trên đây là mẹo chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi và một số lưu ý giúp các mẹ gỡ dây rốn cho con một cách hiệu quả. Hiện nay vẫn có phương pháp y khoa nào có thể khắc phục được hiện tượng dây rốn quấn cổ, do đó các mẹ có thể thử một số mẹo trên nhé. Hy vọng bài viết mẹo chữa dây rốn quấn quanh cổ thai nhi của Nhà Thuốc Long Châu sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin