Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ

Ngày 07/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo quan điểm của rất nhiều chuyên gia y tế, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế, hơn ai hết, các mẹ khi chăm sóc con mỗi ngày, cần lưu ý đến các nguyên nhân có thể khiến con khóc dạ đề để tìm cách cải thiện kịp thời.

Khóc dạ đề - Colic hay còn được gọi là hội chứng đau bụng co thắt là tình trạng rất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Mặc dù đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên trẻ khóc liên tục và kéo dài cũng góp phần tạo nên những lo lắng, căng thẳng cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ.

Hiện nay, các chuyên gia nhi khoa vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây khóc dạ đề. Bệnh học về khóc dạ đề (Colic) đối với trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Rối loạn nhu động ruột và sự nhạy cảm quá mức tại ruột được xem là các nhân tố chính gây ra bệnh lý này.

Dấu hiệu nhận biết khóc dạ đề ở trẻ

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán quốc Tế thì một đứa trẻ sơ sinh được kết luận là mắc chứng khóc dạ đề nếu có những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Khóc đêm nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày.
  • Khóc đêm nhiều hơn 3 ngày mỗi tuần.
  • Khóc đêm nhiều hơn 1 tuần.
  • Các bé quấy khóc không rõ nguyên nhân, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt và vẫn tăng cân đều.
  • Kiểu quấy khóc dạ đề này thường đạt đỉnh điểm khi 6 tuần tuổi và kết thúc ở khoảng tháng thứ 5 – 6.
Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ1 Trẻ khóc liên tục và kéo dài gây lo lắng, căng thẳng cho các bậc cha mẹ

Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ

Không có biện pháp nào được coi là tốt nhất giúp điều trị khóc dạ đề ở trẻ. Mỗi trẻ sơ sinh khác nhau cần được đáp ứng với các phương pháp khác nhau. Hơ lá trầu không đối với trẻ sơ sinh chắc hẳn không còn xa lạ hiện nay. Dành cho những mẹ chưa biết, việc hơ lá trầu không còn hỗ trợ và giúp cải thiện chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Lá trầu rất lành tính và có tác dụng sát khuẩn tốt. Mẹ có thể lấy một vài lá trà không hơ dưới lửa nhỏ cho ấm sau đó đặt vào rốn của bé. Thực hiện mỗi ngày các mẹ sẽ cảm nhận triệu chứng khóc đêm, khóc dạ đề cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, các mẹ có thể cân nhắc áp dụng những cách dưới đây nhé:

  • Cần giữ bé nằm yên trong một tấm chăn hoặc ôm bé vào lòng để bé con cảm giác được an tâm. Ôm ấp bé ở các vị trí khác nhau như trên vai, nằm ​​gọn trong vòng tay hoặc nằm bụng xuống dọc theo cẳng tay của mẹ.
  • Cho bé ngồi thẳng trong khi bú giúp bé hạn chế nuốt không khí, giảm cảm giác đầy bụng và tức bụng.
  • Các mẹ đừng uống trà, cà phê và các thức uống có caffeine khác nếu bạn đang cho trẻ con bú.
  • Nếu nhận thấy bé dị ứng với bất cứ loại thức ăn nào, hãy loại bỏ ngay các món đó ra khỏi thực đơn của mẹ.
  • Nên sử dụng loại núm vú thích hợp nếu bé con bú bình. Kiểm tra nếu tia sữa quá nhỏ hoặc quá lớn có thể khiến bé nuốt phải không khí khi bú.
  • Luôn luôn cho bé ợ hơi sau khi bú. Mẹ hãy cho bé ngồi thẳng đứng hoặc bế kiểu vác lên vai, đảm bảo mẹ giữ được đầu và cổ của bé. Nhẹ nhàng xoa lưng cho đến khi bé ợ hơi. Lúc này bé có thể trớ một lượng nhỏ sữa nhỏ.
  • Khi ngủ, nhẹ nhàng vỗ về, ôm ấp bé trong một căn phòng yên tĩnh và nên ngủ giờ giấc cố định trong ngày cũng là một phương pháp để giúp bé có giấc ngủ sâu hơn và ngon giấc hơn.
  • Tránh cho bé tiếp xúc quá nhiều tiếng ồn trong ngày như tiếng còi xe, tiếng động vật kêu, tiếng máy giặt, tiếng TV quá to…
  • Khi tắm bé bằng nước ấm, hãy nhẹ nhàng massage bụng và lưng giúp bé thư giãn.
  • Nên cho trẻ bú đều, bú hết mỗi bên vú trước khi chuyển sang bên còn lại nhằm đảm bảo bé no và nhận được đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Khi trẻ bú, mẹ cần kiểm soát và chắc chắn sữa vào miệng trẻ, hạn chế việc nuốt quá nhiều không khí sẽ gây khó tiêu, đầy bụng dẫn đến khóc dạ đề.
  • Mẹ nên chú ý tránh ăn những loại thức ăn gây khó như cải bắp, súp lơ, thực phẩm dầu mỡ, sô cô la, cacao… Những loại thức ăn dễ dị ứng ở trẻ như đậu nành, trứng, đạm bò, đậu phộng, sữa, lúa mạch…
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ nhất thiết cần bổ sung thêm nhiều sắt và canxi.
  • Các chuyên gia khuyến cáo việc nên cho trẻ tắm nắng sáng vào trước 7h30 sáng hoặc sau 4h30 chiều nhằm cung cấp vitamin D giúp hấp thu canxi cho cơ thể trẻ nhỏ. Việc tắm nắng còn giúp chống còi xương ở trẻ đồng thời làm giảm đáng kể tình trạng trẻ khóc dạ đề.
  • Không nên tập trung quá đông người xung quanh trẻ và bật những bản nhạc du dương nhẹ nhàng như tiếng nước chảy, tiếng chim hót… giúp trẻ thoái mái đi vào giấc ngủ.
Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ2 Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ

Trẻ khóc dạ đề, mẹ phải làm sao?

Đa phần các bé con khi bị khóc dạ đề thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu việc khóc của bé xảy ra quá nhiều, liên tục, khiến bé bị nôn trớ sau khi ăn, trẻ mất sức, sụt cân và giảm sức khỏe… mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa nhi để được các bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó, dưới đây là những sự tư vấn của các chuyên gia y tế khi bé khóc dạ đề mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bổ sung probiotic

Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus hàng ngày vào chế độ dinh dưỡng giúp bé tự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhu động dạ dày và giảm đau bụng co thắt, giảm nôn trớ đồng thời giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Đây là liệu pháp được chứng minh lâm sàng là an toàn và hiệu quả trên hơn 4.000 trẻ sơ sinh và trẻ sinh non tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ3 Bổ sung probiotic

Sử dụng Simethicone

Simethicone là một loại thuốc hỗ trợ có thể được chỉ định nhằm thêm vào sữa của bé trước khi ăn có tác dụng giúp tiêu hủy các bóng hơi có trong đường tiêu hóa của trẻ trong trường hợp bé khóc do bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

>>> Tham khảo: Men vi sinh BioGaia 5ml giải pháp điều trị khóc dạ đề colic ở trẻ em

Loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ dinh dưỡng người mẹ

Một số bé có thể không dung nạp được các protein được tìm thấy trong sữa bò cũng như các sản phẩm từ sữa khác. Nếu trẻ đang bú mẹ, bạn có thể thử loại bỏ sữa bò và các chế phẩm đạm bò ra khỏi chế độ ăn uống sau đó chính bạn để kiểm tra các triệu chứng khóc dạ đề có cải thiện hay không. Nếu trẻ bú bình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chuyển sang một loại sữa công thức ít nguy cơ gây dị ứng.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm