Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cực đơn giản ngay tại nhà

Ngày 06/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lá bạc hà từ lâu đã trở thành vị thuốc dùng phổ biến trong cả Tây y và Đông y, mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh nhờ có hương vị the mát, tính sát khuẩn cao. Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà trị ho sẽ mang lại hiệu quả rất cao, vừa an toàn lành tính lại không lo lắng tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.

Dùng lá bạc hà trị ho là một trong những phương thức giúp làm giảm cảm giác ngứa họng và ho được nhiều người ưa chuộng. Không những tốt cho người bị ho, lá bạc hà còn chứng minh hiệu quả trong điều trị cảm lạnh và hen suyễn. Bạn có thể làm siro lá bạc hà, sắc nước uống, hay có thể dùng chung với những dược liệu khác,… để phát huy công dụng của loại thảo dược này. 

Đặc điểm của bạc hà

Cây bạc hà (tên gọi khác là kim tiền bạc hà, thạch bạc hà, liên tiền thảo…) có tên khoa học là Mentha arvensis Linn. Loại thảo dược này khá dễ trồng, đặc biệt phát triển tốt ở nơi đất sét có nhiều mùn, đất cát,... Khi thu hoạch, người ta có thể dùng cả cây, dùng tươi hoặc phơi/sấy khô để dùng dần.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cực đơn giản ngay tại nhà 1 Lá bạc hà trị ho hiệu quả nhờ chứa tinh dầu Menthol giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. 

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được ứng dụng rất phổ biến. Đây là chất lỏng không màu (có thể có màu vàng nhạt), mùi đặc trưng là nồng, cay, sau là the mát.

Dưới đây là giá trị dinh dưỡng của lá bạc hà (với định lượng 2 muỗng canh cafe):

  • Lượng calo 2,24;
  • Chất đạm 0,12g;
  • Carbohydrate 0,48g;
  • Chất béo 0,03g;
  • Chất xơ 0,26g;
  • Phốt pho;
  • Magiê;
  • Canxi;
  • Kali;
  • Vitamin A;
  • Vitamin C.

Công dụng của lá bạc hà

Sở dĩ lá bạc hà rất được ưa chuộng trong điều trị ho, viêm họng,... là do bên trong lá loại thảo dược này có chứa tinh dầu Menthol giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. 

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cực đơn giản ngay tại nhà 2 Dùng lá bạc hà trị ho an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, lá bạc hà rất giàu vitamin A , C và B nên hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, chính đặc tính mát và cay của lá bạc hà có thể giúp người bệnh cảm được thông đường thở, làm dịu tình trạng khò khè, khó thở. Chưa kể, hương thơm đặc trưng của bạc hà còn giúp người bệnh được thư giãn hơn.

Nếu không bị bệnh, bạn vẫn có thể thường xuyên dùng bạc hà để phòng ngừa bệnh ở đường hô hấp nhờ lá bạc hà có chứa acid rosmarinic, tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự ảnh hưởng của các chất hóa học lên cơ thể một cách hiệu quả. 

Tổng hợp những cách dùng lá bạc hà trị ho đơn giản tại nhà

Sử dụng tinh dầu bạc hà làm giảm ho

Tinh dầu bạc hà được ứng dụng rất rộng rãi vào trong đời sống. Khi bị ho, bạn chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm để xông hơi. Lưu ý thực hiện đúng cách khi xông tinh dầu bạc hà giảm ho là bạn hít phần hơi nước bằng miệng và thở ra bằng mũi. Cách làm này không những tốt cho mũi mà còn tốt cho họng, phát huy tốt hiệu quả ngăn ngừa và chữa cảm lạnh.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cực đơn giản ngay tại nhà 3 Khi bị ho, bạn chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm để xông hơi.

Uống trà bạc hà tăng cường khả năng miễn dịch

Thường xuyên bị ho, cảm,... có thể do cơ thể bạn bị suy yếu hệ miễn dịch. Hãy thừ uống trà bạc hà, bạn sẽ cảm nhận triệu chứng của bệnh ngày một cải thiện, đồng thời còn tăng cường khả năng miễn dịch, ít mắc bệnh hơn. Trà bạc hà không khó tìm mua ở các cửa hàng, hoặc bạn có thể tự mình pha trà bạc hà cho mình từ lá bạc hà tự nhiên. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà, hương nhu, gừng, tiêu, mật ong.
  • Cách làm:
    • Nghiền nát hỗn hợp lá bạc hà và hương nhu rồi cho hỗn hợp này vào một ly nước sôi.
    • Sau đó tiếp tục nghiền nát tiêu cùng gừng và tiếp tục cho vào cốc nước sôi.
    • Đun hỗn hợp này cho đến khi lá bạc hà chuyển sang màu nâu, lọc trà lấy nước và cho ít mật ong vào để giúp tăng hương vị, dễ uống, đồng thời tăng hiệu quả vì mật ong cũng là dược liệu tốt cho sức khỏe.

Nhiều chuyên gia còn khuyên bạn nên trồng cây bạc hà nếu thường xuyên bị cảm, ho. Một chậu cây bạc hà để trước cửa sổ có thể bạn và các thành viên trong gia đình ít bị bệnh về đường hô hấp hơn. Bạc hà có thể giúp xua đuổi nhiều loại côn trùng, đồng thời còn làm không khí được trong lành, thư giãn hơn.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cực đơn giản ngay tại nhà 4 Uống trà bạc hà cải thiện triệu chứng ho.

Bổ sung lá bạc hà vào chế độ ăn trị ho, ngừa bệnh

Bạn có thể bổ sung bạc hà vào chế độ ăn để vừa tăng hương vị cho món ăn vừa trị ho, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh xuất hiện.

Những lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho

Tuy là thảo dược trị bệnh phổ biến nhưng bạn phải dùng đúng cách và đúng bệnh thì mới phát huy được hiệu quả điều trị của loại thảo dược quen thuộc này. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng lá bạc hà trị ho:

  • Thận trọng khi sử dụng lá bạc hà trị ho đối với những người bị đau dạ dày vì bạc hà có thể khiến bạn gặp nhiều triệu chứng trào ngược dạ dày
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng lá bạc hà.
  • Phụ nữ từng sảy thai, đang muốn mang thai không nên sử dụng lá bạc hà.
  • Khi dùng bạc hà hàng ngày, phải dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng sẽ có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi bị hen suyễn tránh dùng trà bạc hà. 
  • Lá bạc hà có thể gây tương tác thuốc trong một vài trường hợp, vì thế nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bạc hà cùng với các loại thuốc điều trị ho.

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được công dụng của cây bạc hà cùng những cách dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà. Bạc hà là thảo dược phổ biến, dễ làm để trị ho hiệu quả nhưng bạn cần lưu ý một số điều trên khi thực hiện để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi áp dụng không đúng cách.

Phúc Khang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm