Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuyến mồ hôi là các cấu trúc hình ống nhỏ trong da tiết ra mồ hôi. Chúng thuộc loại tuyến ngoại tiết, sản xuất và tiết ra mồ hôi lên bề mặt da thông qua các ống dẫn. Mồ hôi trong cơ thể có nhiều chức năng khác nhau. Bài viết này sẽ giải thích cách hoạt động của các tuyến mồ hôi.
Mùi của mồ hôi có đặc trưng riêng, mang một mùi chua, hôi, không dễ chịu, ảnh hưởng đến việc giao tiếp của con người. Nguyên nhân gây ra mùi hôi của mồ hôi và tại sao việc đổ nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Con người có hai loại tuyến mồ hôi, đó là tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi đầu hủy. Tuyến mồ hôi toàn vẹn (eccrine) sau khi tiết ra mồ hôi thì cấu tạo tuyến vẫn nguyên vẹn, còn tuyến mồ hôi đầu hủy (apocrine) sau khi chế tiết thì mất đi phần đầu của tuyến. Tuyến mồ hôi toàn vẹn nằm khắp nơi trên da, nhiều nhất ở lòng bàn tay và bàn chân. Tuyến mồ hôi đầu hủy hay còn gọi là tuyến mồ hôi dầu chỉ có ở nách và vùng sinh dục.
Tuyến mồ hôi thông thường có chức năng giúp làm mát cơ thể, khi cơ thể nóng bức, mồ hôi sẽ được tiết ra và bay hơi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Thành phần chính của mồ hôi là nước chiếm tới 99% và các chất điện giải.
Thành phần chính của mồ hôi là nước và muối, vì vậy không có mùi đặc trưng ban đầu. Tuy nhiên, khi tiết ra ngoài da, mồ hôi sẽ được vi khuẩn trên da phân hủy và làm tăng mùi hôi. Vi khuẩn này có thể phát triển nhiều hơn trên các khu vực như bùng nách, bẹn, vì có nhiều lông. Mỗi người sẽ có các loại vi khuẩn khác nhau, do đó mùi hôi cơ thể sẽ không giống nhau. Nếu để mồ hôi trên quần áo, giày... quá lâu mà không giặt, vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn và gây ra mùi hôi nặng. Do đó, cần lưu ý giặt quần áo thường xuyên để giảm thiểu mùi hôi cơ thể.
Thành phần của mồ hôi dầu còn có các hợp chất như amoniac và acid béo chưa no. Khi mới được tiết ra, các chất này chưa có mùi hôi. Tuy nhiên, các vi khuẩn sống trên bề mặt da sẽ phân hủy các acid béo này và tạo ra mùi rất khó chịu, gây ra hiện tượng hôi nách ở người. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc mồ hôi có mùi chua khó chịu và tại sao khi đổ nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe.
Mỗi người đều có mùi cơ thể riêng biệt, có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, giới tính, sức khỏe và một số loại thuốc.
Việc ra mồ hôi là phản ứng sinh lý bình thường để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Mồ hôi lúc ban đầu ra trên da là không có mùi. Tuy nhiên, sau một thời gian, vi khuẩn trên bề mặt da sẽ phân hủy các protein và chất béo trong mồ hôi thành các hợp chất gây mùi.
Mùi cơ thể sẽ khó chịu hơn nếu có nhiều vi khuẩn hơn hoặc nếu có sản xuất mồ hôi với protein keratin và chất béo (mồ hôi dầu). Do đó, dễ hiểu tại sao các vùng có nhiều tuyến mồ hôi và lông như nách và vùng kín thường có mùi cơ thể khó chịu hơn.
Lưu ý rằng mỗi người có các loại vi khuẩn cư trú khác nhau, góp phần vào mùi cơ thể khác nhau. Ngoài ra, nếu quần áo và giày ướt đẫm mồ hôi không được giặt trong vài ngày, vi khuẩn sẽ sinh sôi. Nếu bạn tiếp tục mặc hoặc sử dụng chúng, cơ thể của bạn sẽ tiếp xúc với một lượng lớn vi khuẩn, gây ra mùi khó chịu mạnh hơn và mạnh mẽ hơn.
Thói quen ăn uống cũng có thể làm cho mùi cơ thể khó chịu hơn, chẳng hạn như tiêu thụ các loại thực phẩm như hành lá, hành tây, tỏi hoặc rau cải (bông cải xanh, bắp cải và súp lơ). Những thực phẩm này sản xuất khí sulfur trong cơ thể, được bài tiết qua các lỗ chân lông và làm cho mùi cơ thể trở nên mạnh hơn rất nhiều. Tương tự, ăn quá nhiều cá, thịt chó, gia vị đậm, cà phê, rượu,... cũng có thể gây mùi mồ hôi.
Cách điều trị hôi nách phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra mùi cơ thể. Ví dụ như vệ sinh kém, sử dụng sản phẩm không đúng hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Để giảm mùi hôi nách, bạn có thể sử dụng các chất khử mùi không kê đơn (OTC) hoặc chất chống mồ hôi hàng ngày sau khi tắm. Tuy nhiên, bạn có thể cần thử nhiều loại sản phẩm để tìm ra loại phù hợp nhất.
Các chất chống mồ hôi có thể giúp tạm thời giảm mùi hôi nách bằng cách ngăn chặn các lỗ chân lông thoát mồ hôi. Sử dụng chất khử mùi có thể ngăn ngừa mùi hôi nhưng không ngăn tiết mồ hôi. Cả hai sản phẩm này thường chứa cồn để ức chế vi khuẩn, nguyên nhân gây ra mùi hôi.
Nếu các sản phẩm trên không hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng các chất khử mùi theo đơn. Botox là một phương pháp điều trị phổ biến cho người mắc chứng hyperhidrosis. Botox được tiêm vào tuyến mồ hôi để giảm cả mùi hôi và lượng mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, Botox chỉ hiệu quả tạm thời và bạn sẽ cần tái tiêm khi thuốc hết tác dụng.
Một số điều nhỏ sau đây sẽ phần nào giúp mùi mồ hôi khó chịu giảm đi đáng kể:
Mồ hôi có mùi chua là vấn đề nan giải của rất nhiều người, nhất là vào mùa hè oi bức. Vì vậy, hiểu rõ các nguyên nhân và cách điều trị, giảm thiểu mồ hôi gây mùi khó chịu sẽ phần nào mang lại sự tự tin hơn cho bạn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.