Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Mới vừa xăm môi xong ăn cơm được không?

Ngày 10/11/2022
Kích thước chữ

Sau khi thực hiện xăm môi, chúng ta nên kiêng khem cẩn thận để tránh gây tổn thương da môi, đồng thời giúp môi lên màu đẹp đúng chuẩn. Vậy thì mới vừa xăm môi xong ăn cơm được không?

Xăm môi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều đối tượng lựa chọn để cải thiện khuyết điểm cho đôi môi của chính mình. Và sau khi xăm môi, họ cũng cần phải kiêng cữ, ăn uống đúng cách để vết thương ở môi mau lành, đồng thời màu môi cũng lên chuẩn hơn, không để lại biến chứng. Trong số những thực phẩm kiêng ăn sau khi xăm môi có bao gồm cơm không? Xăm môi xong ăn cơm được không? Cùng tìm hiểu qua thông tin trong bài viết này.

Tại sao xăm môi cần phải kiêng ăn uống?

Xăm môi là phương pháp thẩm mỹ được thực hiện bằng cách đưa kim chuyên dụng đi mực vào biểu bì môi. Mặc dù hiện nay, công nghệ xăm môi tiên tiến sử dụng đầu kim rất nhỏ sẽ không gây đau cho người thực hiện. Tuy nhiên, việc xâm lấn này vẫn gây tổn thương cho da môi. Bởi thế, sau xăm môi vẫn sẽ phải kiêng cữ ăn uống đúng cách.

Việc đi kim sẽ để lại các vết thương nhỏ, li ti, khiến môi bị tổn thương. Và các vết thương dù không thấy nhưng vẫn là vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng khi không được chăm sóc môi và ăn uống không đúng cách. 

Nếu như không kiêng cữ, thì bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn, các chất phụ gia, chất bảo quản xâm lấn vết thương thông qua các thực phẩm có tính độc, hoặc thức ăn đã bị nhiễm khuẩn. Điều này dẫn đến hậu quả là vùng môi sau xăm bị nhiễm trùng, nổi mụn nước, thậm chí là hoại tử môi. Thế nên, để bảo vệ và giúp môi phục hồi nhanh chóng, bạn chắc chắn phải tuân thủ kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. 

Tại sao xăm môi cần phải kiêng ăn uống? Kiêng cữ kỹ sau xăm môi để các vết thương lành nhanh chóng

Ngoài ra, vết thương hở trên môi cần ít nhất là từ 7 đến 10 ngày để phục hồi hoàn toàn. Nếu thời gian này mà vô tình ăn các thực phẩm có tính tạo sẹo hay nhiều vi khuẩn như tôm, mắm, cá,... sẽ càng làm tổn thương lên miệng vết thương, khiến môi lâu lành, càng sưng to và nhiễm trùng nhiều hơn. 

Cuối cùng, bạn nên hạn chế ăn một số thực phẩm có chứa các thành phần không có lợi cho quá trình phục hồi hoặc làm ảnh hưởng đến màu môi sau khi xăm. Điển hình như nước tương. Ăn nhiều nước tương sau khi mới xăm sẽ khiến môi lên bị lên màu thẫm và tối.

Xăm môi xong ăn cơm được không?

Cơm là thực phẩm chính của nhiều quốc gia, nhất là nước sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Chính vì thế, hầu như bữa ăn nào của người Việt cũng đều có cơm. Vậy xăm môi xong có ăn cơm được không? Chúng ta có phải kiêng hoàn toàn thực phẩm này?

Cơm giàu tinh bột, không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giàu các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong cơm, thành phần tinh bột có khả năng tạo enzim và chất kháng sinh, kích thích sự phát triển của da tốt hơn. Đồng thời, cơm cò dồi dào vitamin và khoáng chất như vitamin B, B1, B2 niacin, vitamin E cùng với Fe, Zn, chất khoáng Mg, P, K, Ca,… Đặc biệt, vitamin E có trong cơm giúp chất béo chống lại quá trình oxy hóa, đồng thời ngăn ngừa sự hủy hoại của bì mô trong cơ thể.

Do đó, theo các chuyên gia, cơm là thực phẩm an toàn, lành tính giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể tăng cường miễn dịch, thúc đẩy nhanh lành thương và chống nhiễm trùng. Thực phẩm này hoàn toàn có thể bổ sung cho cơ thể sau khi xăm môi. Bởi lẽ, trong thành phần dinh dưỡng của cơm không chứa những chất gây kích ứng, sẹo lồi hay cản trở quá trình hồi phục của đôi môi. 

Xăm môi xong ăn cơm được không? Xăm môi xong hoàn toàn có thể ăn cơm như bình thường 

Tuy nhiên 1 tuần đầu sau khi xăm môi, khi ăn cơm cần phải ăn bằng thìa, tránh để cơm hay thực phẩm chạm lên môi. Và sau khi ăn xong nên vệ sinh bằng nước muối loãng ngay. Sau đó lau khô môi cẩn thận để tránh nước tác động gây hậu quả cho đôi môi vừa xăm. 

Không nên ăn cơm chung với món gì sau xăm?

Tuy rằng gạo là thực phẩm lành tính, bạn vẫn có thể ăn cơm sau khi xăm môi, nhưng bạn cũng nên lưu ý hạn chế một số món ăn kèm với cơm có vị quá nồng hoặc cay. Bởi chất cay có thể khiến môi bị sưng phồng và to hơn. 

Đồng thời, cũng không nên ăn các thực phẩm quá mặn, nhiều dầu ăn, chất phụ gia, thực phẩm cứng. Những thực phẩm này sẽ khiến môi bị loang màu, nhiễm trùng, nổi mụn nước hoặc lâu lành hơn so với thời gian dự kiến.

Ngoài ra, bạn không nên ăn cơm với các thực phẩm có tính kích ứng, dị ứng hay tạo sẹo như hải sản, mắm, thịt đỏ, gạo nếp,... Bên cạnh đó, cũng tránh dùng nước tương, nước mắm, các loại thực phẩm màu đậm. Vì có thể sẽ khiến đôi môi lên màu bị sai, bị xỉn màu hay màu không đều. Do đó, bạn nên thêm gia vị vào nấu trực tiếp, tránh chấm ăn riêng như thông thường. 

Bên cạnh đó, khi ăn cơm nên chế biến món ăn thanh đạm, không nên ăn quá nhiều muối và cũng không nên sử dụng nước chấm như nước tương, nước mắm, mắm tôm,... vì có thể gây ảnh hưởng màu sắc, gây viêm, ngứa cho đôi môi. 

Xăm môi ăn cơm cần kiêng cữ gì? Xăm môi ăn cơm nhưng cũng cần lưu ý các món ăn kèm hay nước chấm

Qua những thông tin về xăm môi xong ăn cơm được không, hy vọng mọi người có câu trả lời riêng cho chính mình. Từ đó, có kế hoạch ăn uống, chăm sóc đôi môi để nhanh chóng phục hồi, cho màu tươi tắn và đẹp nhất. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin