Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số nguyên nhân khiến trẻ đái dầm mà phụ huynh nên lưu ý

Ngày 11/09/2022
Kích thước chữ

Đái dầm được hiểu đơn giản là tình trạng bé tiểu tiện không theo chủ ý, xảy ra khi đang ngủ. Đây cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng này trở nên thường xuyên và số lượng nước tiểu nhiều thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần sớm thăm khám.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ hay đái dầm? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết bên dưới, mời bạn đọc tham khảo. 

Đái dầm là gì?

Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa khi trẻ đang ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi. Trong trường hợp trẻ đi tiểu không làm chủ được vào cả những lúc thức thì tình trạng này chính là bệnh lý, do đó, không nên chủ quan mà cần phải đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. 

Ở trẻ từ 0-3 tuổi, trẻ chưa tự chủ được ý muốn của mình nên việc tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn hơn một chút, khi có nhu cầu đi tiểu, trẻ sẽ nhờ bố mẹ giúp đỡ. Nhưng khi trẻ đến 5 tuổi trở đi, trẻ bị đái dầm là biểu hiện không bình thường.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ 1

Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ, thường xảy ra khi trẻ đi ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

Trẻ đái dầm thường do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết tình trạng này cũng không quá nguy hiểm, nếu được điều trị phù hợp bệnh sẽ nhanh khỏi. 

Nguyên nhân di truyền

Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đái dầm là do di truyền. Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục trong vòng 6 tháng mà không có khả năng tự dứt. Tỷ lệ di truyền thường là: mà không có khoảng thời gian nào là có thể giữ khô cả đêm. Tỷ lệ di truyền của tình trạng này như sau:

  • Nếu ba mẹ của trẻ từng đái dầm lúc nhỏ thì khả năng trẻ mắc bệnh tương tự khoảng 77%.
  • Nếu ba hoặc mẹ từng đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ con đái dầm khoảng 44%
  • Nếu cả bố và mẹ chưa từng đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ đái dầm ở con khoảng 15%.

Nếu nguyên nhân gây ra là do di truyền thi hầu hết các trẻ em trong gia đình hay dòng họ đều gặp tình trạng này.

Trẻ sản xuất nước tiểu chủ yếu vào ban đêm

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm là do cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone vasopressin. Hormone này được não sản xuất ra vào ban đêm để giảm chức năng bài tiết thận, tăng tái hấp thụ vào máu. Nếu hormone này sản xuất đủ thì chức năng bài tiết ở thận vào ban đêm sẽ giảm, tăng hấp thụ nước vào máu. Nếu sản xuất đủ, trẻ có thể ngủ tới sáng mà không có cảm giác mắc tiểu. 

Ở trẻ em, cơ thể chưa sản xuất đủ lượng hormone này sẽ khiến trẻ đái dầm vào ban đêm. Trẻ từ  3 - 5 tuổi não sẽ có chức năng tự đánh thức để dậy đi tiểu hoặc nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ. Do đó, để điều trị đái dầm, các bác sĩ khuyên nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi.

Trẻ không thể thức giấc để đi tiểu

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ có thể đái dầm vào bất cứ lúc nào khi ngủ do không đáp ứng được các phản ứng bên trong cơ thể hoặc do trẻ không tự tỉnh giấc khi bàng quang ra tín hiệu dung tích tối đa. Do đó, quan niệm trẻ đái dầm do lười hoặc do chưa có ý thức là không hoàn toàn đúng. Vì vậy, bố mẹ không nên mắng trẻ khi trẻ đái dầm, nó sẽ khiến sẽ hoảng sợ, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ 2

Trẻ không thể thức giấc để đi tiểu

Táo bón

Một nguyên nhân thường hay bị bỏ sót khi trẻ đái dầm là do táo bón. Nguyên nhân là do trực tràng bị đầy phân nên gây áp lực lên bàng quang, khiến bàng quang nhầm tưởng nước tiểu bị đầy, gửi tín hiệu đến cơ quan thần kinh não. Do đó, khi tình trạng táo bón được cải thiện thì đồng nghĩa với tình trạng đái dầm cũng giảm đi. 

Dung tích bàng quang giảm

Trẻ em tè dầm nhiều hơn so với người lớn một phần là do bàng quang của trẻ còn nhỏ. Biểu hiện của tình trạng này thường là:

  • Ban ngày: Trẻ đi tiểu nhiều lần, gấp gáp chạy vào nhà vệ sinh để tiểu kịp thời.
  • Ban đêm: Trẻ thường xuyên đái dầm do khả năng giữ nước tiểu của bàng quang kém.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ đái dầm nhưng bàng quang có kích thước bình thường. Điều này chứng tỏ trẻ đái dầm do kích thích phản xạ mắc tiểu hay còn gọi giảm dung tích chức năng.

Yếu tố thứ phát

Các yếu tố thứ phát cũng khiến trẻ chưa từng đái dầm hoặc đã hết đái dầm trong 6 tháng nhưng sau đó đái dầm trở lại. Đây có thể do tâm lý trẻ bị ảnh hưởng:

Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì tình trạng đái dầm sẽ được cải thiện. Đối với những trẻ lớn, bố mẹ không nên la mắng trẻ mà hãy giáo dục, nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ 3

Tâm trạng căng thẳng của trẻ khiến trẻ đái dầm

Đái dầm do bệnh lý

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm ban ngày hay ban đêm đều có thể do bệnh lý. Tuy nhiên phần trăm trẻ đái dầm do bệnh lý chỉ khoảng 3% nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Một số bệnh lý khiến trẻ đái dầm như: 

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
  • Rối loạn thần kinh;
  • Bệnh về đường tiết niệu;
  • Tiểu đường;
  • Ngưng thở khi ngủ.

Khi bố mẹ thấy tình trạng đái dầm ở trẻ quá lâu dứt điểm thì cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả. Đái dầm là hiện tượng sinh lý không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, tuy nhiên cũng cần được điều trị sớm, hy vọng bố mẹ sẽ đồng hành cùng con trong quá trình điều trị tình trạng này. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin