Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những năm gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường vẫn đang tăng lên nhanh chóng ở nước ta. Chính vì điều này mà có nhiều người cho rằng, tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây để hiểu đúng đắn hơn về bệnh lý này nhé!
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Người bị bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cho bản thân và gia đình người bệnh. Thế nhưng, việc số lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng lên qua các năm khiến nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không và tiểu đường lây qua đường nào? Mời bạn tìm lời giải đáp cho thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Đường glucose là thành phần thiết yếu trong máu và cơ thể con người. Ở người bình thường, chỉ số đường huyết (Gl) sẽ nằm trong ngưỡng như:
Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường có lây không thì phải hiểu rõ cơ chế tác động của tiểu đường. Bình thường, khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy và chuyển hóa phần lớn thành đường glucose và phóng thích chúng vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ nhận được báo hiệu và sản xuất ra một loại hormone tên là insulin. Insulin giống như chìa khóa mở cửa tế bào để glucose có thể đi vào các tế bào và tạo ra năng lượng. Đặc biệt là tế bào gan, các mô mỡ và mô cơ.
Ở người bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tạo ra đủ insulin hoặc insulin sử dụng không hiệu quả. Điều này sẽ khiến glucose bị kẹt lại trong máu và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép. Tình trạng đường huyết tăng cao này không chỉ xảy ra ở một thời điểm bất kỳ mà còn diễn ra mãn tính. Bệnh tiểu đường thường được chia thành 2 loại:
Như vậy, tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính do đường huyết tăng. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa protein, rối loạn chuyển hóa carbohydrate và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trước thực trạng số ca mắc bệnh tiểu đường đang tăng nhanh chóng những năm gần đây, nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không. Về bản chất, tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, nguyên nhân sâu xa chủ yếu là do béo phì, di truyền. Vì vậy, tiểu đường không phải là bệnh lây nhiễm và không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu hoặc đường tình dục. Trên thực tế, việc nhiều người sống chung có thể có nguy cơ cùng mắc bệnh là do có chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh.
Trong đó, chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, những người thường xuyên ăn chung thực đơn thiếu khoa học trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cùng mắc bệnh cao. Hơn nữa, lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì cũng sẽ dễ mắc tiểu đường type 2. Về bệnh tiểu đường type 1, nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Điều này có nghĩa là nhiều người trong gia đình có thể chia sẻ gen tiểu đường và có khả năng mắc bệnh.
Tuy nhiên, các con đường lây nhiễm thông thường như quá trình dùng chung đồ dùng cá nhân, đường truyền máu hay quan hệ tình dục sẽ không có khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng khi sống chung hoặc tiếp xúc với người bệnh tiểu đường. Điều quan trọng cần lưu ý là duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Việc tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao sẽ có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng mạn tính của bệnh. Dưới đây là một số đối tượng nguy cơ cao cần chú ý để đi khám tầm soát rối loạn đường huyết kịp thời như:
Trong trường hợp có các biểu hiện như nhiễm trùng da lâu lành, viêm âm đạo tái diễn, nhiễm trùng tiết niệu, viêm chân răng, lao phổi... cần đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn và xét nghiệm tầm soát.
Người thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm các yếu tố như tiền sử gia đình bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, cholesterol HDL thấp (< 35 mg/dL), triglyceride cao (> 250mg/dL), phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc người ít vận động, người trên 35 tuổi cũng cần kiểm tra đái tháo đường.
Đối với phụ nữ mang thai, tầm soát tiểu đường thai kỳ là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Với người bệnh tiểu đường type 1, nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn miễn dịch và gen di truyền nên không có cách nào để giúp phòng ngừa bệnh. Trên thực tế, mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh nên hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe và đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường để được điều trị kịp thời.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường type 2 liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày nên có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số số biện pháp như:
Hi vọng bài viết này giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không cũng như gỡ bỏ những lầm tưởng về căn bệnh này. Việc hiểu đúng đắn về bệnh sẽ là chìa khóa để giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.