Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng máu kinh loãng

Ngày 18/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Máu kinh loãng có thể là dấu hiệu cho thấy sự bất thường trong người, gợi ý một số bệnh lý về bệnh phụ khoa, vì vậy không được bỏ qua. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý nếu gặp hiện tượng máu kinh loãng.

“Ngày dâu rụng" là ngày mà tất cả các bạn gái đều phải trải qua mỗi tháng, chu kỳ lặp đi lặp lại này không chỉ mang tính chất định kỳ mà còn nói lên các vấn đề sức khỏe. Khi chu kỳ kinh nguyệt tới sớm hay trễ, chất lượng máu kinh thay đổi thì cần phải lưu ý và kiểm tra ngay vấn đề bạn đang mắc phải là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về tình trạng máu kinh loãng.

Máu kinh hình thành như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng có thể thay đổi tùy từng phụ nữ. Trong suốt chu kỳ, có nhiều sự kiện sinh lý xảy ra, bao gồm sự phát triển của buồng trứng trong buồng tử cung, sự chuẩn bị của tử cung cho việc nếu phôi được thụ tinh, và rụng trứng. Rụng trứng là quá trình khi trứng rơi ra khỏi buồng trứng và di chuyển xuống ống dẫn trứng, nơi nó có thể gặp tinh trùng để thụ tinh.

Trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung phát triển để chuẩn bị cho việc nếu trứng được thụ tinh và gắn kết vào tử cung để hình thành thai kỳ. Khi không có thụ tinh xảy ra, tử cung sẽ loại bỏ nội mạc này thông qua quá trình hành kinh, và hình thành nên máu kinh.

Máu kinh loãng - Dấu hiệu vấn đề về sức khỏe
Máu kinh là kết quả của một chu kỳ sinh lý mỗi tháng ở phụ nữ

Chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo trong thời kỳ hành kinh thực chất lượng chủ yếu là máu, nhưng nó không giống hệt máu trong tĩnh mạch. Máu kinh thường có thể chứa các thành phần khác như các tế bào niêm mạc tử cung, dịch âm đạo, và một số chất khác. Màu sắc của kinh nguyệt cũng có thể thay đổi theo thời gian trong chu kỳ. Điều này là do sự thay đổi trong lượng máu, các thành phần khác nhau của máu, và cả quá trình ổn định và loại bỏ của cơ thể. Vì không đơn thuần chỉ là máu nên thành phần của máu kinh phản ánh rất lớn đến tình trạng sức khoẻ hiện tại, máu kinh loãng cũng chính là một vấn đề cần được lưu ý.

Nguyên nhân làm máu kinh loãng

Máu kinh loãng là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn hiện đang gặp phải vấn đề, dưới đây là một số nguyên do dẫn tới tình trạng này:

  • Mất cân bằng nội tiết: Khi cơ thể có vấn đề về nội tiết tố, do mất cân bằng dẫn tới máu kinh sẽ đặc hoặc loãng hơn so với bình thường. Nguyên nhân có thể thay đổi do hormone estrogen và progesterone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và loại máu kinh.
  • Mang thai: Máu kinh có thể trở nên loãng do hòa lẫn với dịch âm đạo khi mang thai. Chất lỏng đỏ này có thể đến không đúng với chu kỳ kinh nguyệt và lượng khá ít thường chỉ trong 1 ngày. Nếu trước đó có phát sinh quan hệ thì khả năng đây là máu sảy thai chứ không phải máu kinh.
  • Nhiễm trùng hoặc bệnh xã hội: Khi máu kinh trở nên loãng và có mùi khó chịu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, tử cung hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các loại vi khuẩn, nấm, hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng tồn tại dẫn tới sự bất thường ở bộ phận sinh dục, được báo hiệu thông qua máu kinh loãng.
  • Sinh hoạt bất thường: Khi lối sống bất thường và chế độ ăn uống không cân đối hay uống quá nhiều rượu, thức uống có tính hàn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây máu kinh loãng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Máu kinh loãng như nước có thể do cơ thể thiếu dinh dưỡng và chất sắt. Thiếu máu và dinh dưỡng gây ra bởi chế độ ăn uống không cân đối hoặc vấn đề hấp thụ dinh dưỡng.
Máu kinh loãng - Dấu hiệu vấn đề về sức khỏe
Rượu là đồ uống có tính hàn nếu sử dụng nhiều có thể xuất hiện máu kinh loãng

Làm thế nào khi thấy máu kinh loãng?

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng khi gặp phải trường hợp máu kinh loãng, dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để giảm thiểu tình trạng này:

  • Giữ vệ sinh cơ thể: Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Thay băng vệ sinh từ 2-4 tiếng một lần để tránh tình trạng ẩm ướt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Chọn quần áo phù hợp: Tránh mặc quần áo quá chật và ôm sát, chọn các loại quần áo có chất liệu mềm, thoải mái và thoáng khí để giảm áp lực vùng kín và cải thiện thông thoáng.
  • Duy trì ăn uống lành mạnh: Bảo đảm cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt và vitamin, thông qua việc ăn uống cân đối đúng giờ và bổ sung thực phẩm giàu chất sắt. Hạn chế những thức ăn và thói quen hại sức khoẻ như bia rượu, thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao: Duy trì thời gian ngủ đủ giấc để hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bản và ổn định hormone. Tập thể dục đều đặn để cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ cân nặng và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm tra sức khoẻ sinh sản định kỳ: Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe sinh sản, tổng quát định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến phụ khoa.

Nếu sau khi bạn đã thực hiện các bước điều chỉnh lối sống và vệ sinh đúng cách vẫn gặp tình trạng máu kinh loãng thường xuyên ở các chu kỳ thì lúc này nên tìm sự tư vấn của chuyên gia. Hãy thảo luận với bác sĩ và yêu cầu được khám chuyên sâu để nhận được lời khuyên và hỗ trợ chính xác.

Máu kinh loãng - Dấu hiệu vấn đề về sức khỏe
 Khi vấn đề máu kinh loãng không cải thiện hãy tìm gặp bác sĩ để thăm khám

Thời gian gần đây, việc quan tâm đến sức khoẻ sinh lý đã thoáng hơn và không còn ngại ngùng khi nhắc tới. Vì vậy, các bạn gái khi gặp một số tình trạng về phụ khoa như máu kinh loãng đừng quá lo lắng và hãy mạnh dạn tìm hiểu hay gặp bác sĩ tư vấn khi cần thiết.

Xem thêm: Máu kinh nguyệt nhớt và nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm