Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn cóc ở chân hay mụn cóc lòng bàn chân không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi bước đi. Vì vậy, cần điều trị mụn cóc lòng bàn chân triệt để, kiên trì.
Phương pháp trị mụn cóc ở chân có rất nhiều, cả về y khoa và mẹo dân gian. Mặc dù nhiều trường hợp mụn cóc lòng bàn chân không tạo cảm giác đau đớn cho người bị nhưng nếu không chữa trị sẽ khiến vi rút lây lan rộng hơn.
Mụn cóc ở lòng bàn chân hay ở chân xuất hiện khi có sự xâm nhập và phát triển của vi rút HPV – một loại vi rút gây u nhú bất thường trên cơ thể người. Khi chân có vết thương hở hoặc có vết trầy xước, vi rút sẽ xâm nhập vào da và tạo nên những đốm mụn cóc đầy khó chịu, sần sùi, thô ráp ở chân.
Có hơn 100 chủng vi rút HPV khác nhau, trong đó có một vài loại gây mụn cóc ở chân, cũng có những chủng khác hình thành mụn cóc ở những vùng khác như mụn cóc bàn tay, mụn cóc sinh dục,…
Mỗi người có một hệ thống miễn dịch khác nhau, cũng chính vì vậy mà không phải ai nhiễm vi rút HPV đều bị mụn cóc ở chân. Nhiều trường hợp sống chung nhà, sử dụng chung nhiều đồ đạc nhưng lại có người bị mụn cóc lòng bàn chân còn người lại không.
Tuy nhiên bạn vẫn cần cẩn thận với loại vi rút lây lan, tiến triển nhanh này. Khi quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân,… cũng đều là con đường lây truyền HPV nhanh chóng. Chính vì vậy mà bạn cần chủ động bảo vệ bản thân, luôn cẩn thận và tránh đi chân đất, tránh để chân bị trầy xước.
Mụn cóc không chừa bất cứ đối tượng nào nhưng có những trường hợp có nguy cơ cao bị mụn cóc ở chân:
Khi xuất hiện nốt mụn ở chân bất thường với những dấu hiệu sau, khả năng cao là bạn đã bị mụn cóc ở chân:
Thông thường thì đa số trường hợp bị mụn cóc ở chân không mấy nghiêm trọng và cũng không gây nguy hiểm gì nhiều nhưng bạn vẫn nên có phương pháp điều trị sớm bởi loại vi rút này lây rất nhanh và ngay cả khi trị rồi vẫn có khả năng tái lại rất cao đấy nhé.
Tuy mụn cóc ở chân khá lành tính nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Nếu nhận thấy những dấu hiệu sau, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám kỹ nhé.
Theo y học dân gian, một số cách trị mụn cóc ở chân từ thiên nhiên thật sự đem lại hiệu quả khá tốt đấy, bạn cùng tham khảo nhé.
Trong tỏi có nhiều chất chống oxy hóa cùng với chất kháng viêm mạnh, là thực phẩm thiên nhiên trị mụn cóc hiệu quả. Cách để tự chữa mụn cóc tại nhà bằng tỏi không quá phức tạp, bạn dùng 1 tép tỏi tươi, cắt đôi và chà xát mặt cắt lên nốt mụn cóc đến khi thấy dung dịch khô lại thì rửa bằng nước sạch. Nếu làm trước khi ngủ, bạn có thể để yên đến sáng hôm sau mới rửa nhé.
Phương pháp sử dụng dầu cây trà trị mụn cóc ở chân đã được áp dụng từ nhiều năm nay bởi thành phần của loại tinh dầu này chứa rất nhiều chất kháng viêm, chống khuẩn, diệt vi trùng. Mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ, bạn xoa đều 1 ít dầu trà lên nốt mụn rồi để đến sáng hôm sau, chỉ sau khoảng vài tuần thôi, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.
Chuối xanh là loại nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, ngoài cho những món ăn ngon, phần nhựa của chuối xanh còn có công dụng trị mụn cóc ở chân đấy. Khi gọt vỏ chuối xanh, bạn lấy phần nhựa chuối bôi lên nốt mụn cóc, sau đó 2 ngày lại tiếp tục lặp lại như vậy khoảng 1 – 2 tuần, mụn cóc sẽ bong ra và khỏi nhanh thôi.
Một trong những nguyên liệu thiên nhiên có chứa axit citric nồng độ an toàn là giấm táo nguyên chất. Những men vi sinh và axit tự nhiên trong giấm táo có nhiệm vụ diệt khuẩn, chống nấm, tiêu diệt HPV, không để mụn cóc lây lan. Bạn có thể dùng miếng bông nhỏ, thấm vừa đủ giấm táo hữu cơ nguyên chất và đắp lên vùng da có mụn cóc, lặp lại từ 3 – 4 lần/ngày, nốt mụn cóc đáng ghét ở chân sẽ biến mất nhanh chóng thôi.
Mụn cóc ở chân hay mụn cóc ở lòng bàn chân là hiện tượng không mấy nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan nhé, bởi loại vi rút này lây nhiễm nhanh, có thể làm mụn cóc lây từ người này sang người khác chỉ qua những đụng chạm hết sức bình thường.
Để phòng tránh mụn cóc ở chân, bạn không nên đi chân trần ở những nơi ẩm ướt, tránh để chân, tay trầy xước và cũng không nên dùng chung đồ dùng với người khác.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.