Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mụn cóc có ngứa không? Điều trị mụn cóc như thế nào?

Ngày 13/09/2024
Kích thước chữ

Mụn cóc là vấn đề da liễu thường gặp, một số loại mụn cóc hoặc khi ở một số giai đoạn nhất định thì tình trạng này có thể gây ngứa. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung mụn cóc có ngứa không ở nội dung bài viết này.

Mụn cóc là một bệnh da liễu phổ biến, chỉ đứng sau mụn trứng cá về tỷ lệ mắc phải. Theo thống kê, cứ 4 người thì có 3 người sẽ trải qua tình trạng mụn cóc vào một giai đoạn nào đó trong đời. Vậy mụn cóc là gì? Mụn cóc có ngứa không? Nguyên nhân gây ra mụn cóc, các dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa căn bệnh này như thế nào?

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một bệnh da liễu phổ biến và lành tính, gây ra do sự nhiễm Papilloma virus ở người (HPV) thông qua vết thương hở hoặc trầy xước trên da. HPV có hơn 100 loại khác nhau, trong đó các loại HPV 1, 2, 4, 7, 27, 57 thường gây ra mụn cóc ở tay và chân, còn mụn cóc sinh dục chủ yếu do HPV 6, 11 gây ra.

Những vết thương hở hoặc vùng da ẩm ướt là môi trường thuận lợi để virus xâm nhập. Yếu tố miễn dịch tại chỗ và toàn thân cũng ảnh hưởng đến khả năng lây lan. Đặc biệt, những người suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ cao phát triển mụn cóc nặng và khó điều trị.

Mụn cóc có nhiều loại, thường được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Đa phần mụn cóc không có triệu chứng, nhưng một số loại, đặc biệt ở vùng dưới chân – nơi phải chịu trọng lực – có thể gây đau khi di chuyển.

Mụn cóc có ngứa không? Có tự hết không?
Mụn cóc là gì?

Mụn cóc có tự hết không?

Khoảng 25% mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 3-6 tháng, nhưng 65% trường hợp có thể kéo dài đến hai năm nếu không được can thiệp y tế. Trong thời gian đó, virus gây mụn cóc có khả năng lây lan sang các vùng khác trên cơ thể, làm xuất hiện thêm nhiều mụn cóc mới.

Một số trường hợp, mụn cóc có thể tồn tại dai dẳng từ tháng này qua tháng khác, thậm chí kéo dài trong nhiều năm nếu không được điều trị. Do đó, người bệnh nên tới chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả cho làn da.

Nguy cơ xuất hiện mụn cóc mới ở trẻ em từng bị mụn cóc cao gấp 3 lần so với trẻ chưa từng mắc bệnh. Bác sĩ cũng không khuyến khích người bệnh chờ đợi nếu đã có nhiều mụn cóc hoặc bị bệnh trong hơn 2 năm.

Mụn cóc có ngứa không?

Mụn cóc có ngứa không và câu trả lời là có. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mụn cóc đều gây ngứa, nhưng cảm giác ngứa do mụn cóc là hoàn toàn bình thường. Mụn cóc xuất hiện do nhiễm virus HPV (virus gây u nhú ở người), có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Khi virus xâm nhập vào da qua các vết thương hở, chúng kích thích tế bào phát triển không kiểm soát, tạo ra các nốt sần sùi trên bề mặt da. Những nốt mụn này thường được bao phủ bởi lớp da khô và có thể bị kích ứng, gây ra cảm giác ngứa.

Mụn cóc có ngứa không? Có tự hết không?
Bị mụn cóc có gây ngứa không?

Điều trị mụn cóc như thế nào?

Bên cạnh thắc mắc mụn cóc có ngứa không thì việc điều trị mụn cóc như thế nào cũng rất được quan tâm. Các chuyên gia đã nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 1-2 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị sớm để giảm nguy cơ lây lan và tái phát. Sau đây là cách trị mụn cóc:

  • Axit Salicylic: Axit salicylic có sẵn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc miếng dán với nồng độ từ 17% đến 40%. Để điều trị, ngâm vùng da có mụn cóc trong 10-15 phút, loại bỏ lớp da chết, sau đó thoa axit salicylic lên mụn cóc 1-2 lần/ngày trong 12 tuần. Đối với mụn cóc ở vùng da dày như lòng bàn chân, miếng dán có thể là lựa chọn tốt nhất. Tiếp tục điều trị trong 1-2 tuần sau khi mụn cóc biến mất để ngăn ngừa tái phát.
  • Liệu pháp áp lạnh: Bác sĩ sẽ sử dụng nitơ lỏng để làm đông lạnh mụn cóc và vùng da xung quanh, gây ra cảm giác đau, đỏ và có thể phồng rộp. Phương pháp này thường cần 3-4 lần điều trị, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Sau khi da lành, thoa axit salicylic có thể giúp loại bỏ da thêm.
  • Liệu pháp quang động: Sử dụng axit 5-aminolevulinic bôi lên mụn cóc, sau đó kích hoạt bằng ánh sáng đỏ có thể cải thiện hiệu quả điều trị, với tỷ lệ cải thiện lên đến 68%.
  • 5-Fluorouracil: Đây là một tác nhân hóa trị liệu tại chỗ, thường dùng cho dày sừng quang hóa, có thể điều trị mụn cóc khi dùng hàng ngày dưới dạng băng kín trong tối đa 1 tháng.
  • Laser CO2: Phương pháp này sử dụng ánh sáng năng lượng cao để phá hủy mụn cóc. Mặc dù nhanh chóng, phương pháp này yêu cầu ủ tê hoặc tiêm tê và cần chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng và có thể để lại sẹo.
Mụn cóc có ngứa không? Có tự hết không?
Dùng liệu pháp áp lạnh để chữa lành mụn cóc

Qua bài trên, chúng tôi đã trả lời cho bạn biết mụn cóc có ngứa không và có tự hết không. Mụn cóc là vấn đề da liễu khiến nhiều người tự ti, e ngại, một số loại mụn cóc nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ung thư hoặc ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Việc chẩn đoán chính xác và nhận chỉ định điều trị phù hợp là rất quan trọng để tránh các diễn biến bệnh nghiêm trọng và ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin