Sửa mũi bằng sụn là phương pháp phẫu thuật được ưa chuộng hiện nay vì giúp chị em sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên. Thông thường sụn vành tai thường được lựa chọn vì sụn ghép sống khỏe, không bị teo nên mũi đẹp ổn định sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó nâng mũi bằng sụn tai cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ưu điểm của nâng mũi sụn tai
Nâng mũi bằng sụn tai được đánh giá là phương pháp an toàn, có độ tương thích cao với cơ thể vì sử dụng sụn tự thân để thực hiện. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, đo vẽ tỷ lệ của mũi và lấy sụn tai để điều chỉnh hình dáng mũi. Sụn lấy từ tai thường được dùng cho phần đầu mũi để cải thiện hình dáng mũi, giúp mũi thanh thoát, cân đối với khuôn mặt. Thông thường, nâng mũi bằng sụn tai lành nhanh và tự nhiên hơn. Một số ưu điểm của nâng mũi sụn tai như:
- Nâng mũi bằng sụn vành tai giúp nâng sống mũi cao tự nhiên, đầu mũi thon gọn và hài hòa với khuôn mặt. Đây là ưu điểm lớn nhất của nâng mũi bằng sụn tai.
- Sụn vành tai mềm dẻo, mỏng và có độ cong tương tự như đầu mũi nên rất phù hợp để bọc đầu mũi.
- Sụn tai có độ thích ứng cao với cơ thể, ổn định và không để lại dấu vết thẩm mỹ. Khắc phục các biến chứng như mũi bóng, đỏ,...
- Sử dụng sụn tai gắn vào đầu mũi hạn chế tối đa ma sát của sụn nhân tạo lên đầu mũi, không lộ sống mũi và cảm giác tự nhiên hơn.
- An toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả tai và mũi.
- Không có sẹo xấu trên mũi, không có dấu hiệu phẫu thuật.
- Phương pháp chỉnh sửa mũi bọc sụn không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi, mức độ xâm lấn chỉ ở mức độ vừa phải và thời gian thực hiện chỉ từ 45 - 60 phút.
Nâng mũi bằng sụn tai được đánh giá là phương pháp an toàn, có độ tương thích cao với cơ thể
Những ai phù hợp với nâng mũi sụn tai?
Tùy vào khuyết điểm của dáng mũi mà áp dụng các phương pháp nâng mũi khác nhau. Đối với kỹ thuật nâng mũi sử dụng sụn tai, những đối tượng phù hợp với phương pháp này là:
- Những người muốn sở hữu dáng mũi cao tây với sống mũi cao thẳng, đầu mũi nhô lên nhưng phần da đầu mũi mỏng.
- Phương pháp nâng mũi bằng sụn tai cũng có thể được áp dụng nếu mũi bị hếch hoặc ngắn bẩm sinh để kéo dài đầu mũi.
- Những người có tiền sử dị ứng với sụn nhân tạo phải sử dụng sụn tự thân để tăng độ tương thích cho cơ thể.
- Những ai sở hữu dáng mũi không có quá nhiều khuyết điểm, không có nhu cầu chỉnh sửa cấu trúc mũi quá nhiều thì nên lựa chọn phương pháp này để cải thiện dáng mũi của mình.
- Sụn vành tai cũng áp dụng với trường hợp lộ sụn nhân tạo để bọc lại sống mũi.
Nâng mũi sụn tai có tốt không?
Theo các chuyên gia, nâng mũi bằng sụn tai được đánh giá là phương pháp an toàn. Việc lấy sụn vành tai không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tai. Ngoài ra, vùng da này khá lành tính nên bạn không lo để lại sẹo lồi hay biến chứng. Ngoài ra, sụn vành tai có tính chất tương tự như sụn mũi và mềm hơn nên có độ tương thích lên đến 95%, bạn không phải sau nâng mũi bị lộ sống, bóng đỏ đầu mũi như khi đeo sụn nhân tạo.
Theo thời gian, sụn vành tai có xu hướng nâng đỡ vùng mũi, tạo nên dáng mũi tự nhiên. So với việc sử dụng nhân tạo có thể gặp phải các tình trạng như da mũi bị tổn thương, bóng đỏ, sống mũi thô. Nhìn chung, nâng mũi bằng sụn tai hiện nay được coi là an toàn nhất, cho dáng mũi đẹp về lâu dài và ít xảy ra biến chứng.
Nâng mũi bằng sụn tai được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng biến chứng nâng mũi sụn tai có thể xảy ra nếu làm tại cơ sở chất lượng kém
Những biến chứng nâng mũi sụn tai có thể xảy ra
Hoại tử mô cơ
Khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ thường phải kết hợp sụn vành tai với các chất liệu trơ khác như silicone. Khi đưa silicon vào cơ thể rất dễ gặp phải những biến chứng không mong muốn như sử dụng silicone không chất lượng có thể gây hoại tử tế bào vùng mũi và lây lan sang các cơ quan xung quanh.
Cong, vẹo mũi
Mũi bị cong vẹo hay lung lay là những biến chứng không hiếm gặp sau nâng mũi. Nếu không được đặt đúng vị trí và gắn chặt vào xương, sụn vành tai sẽ dễ khiến sống mũi bị lệch sau ca phẫu thuật. Ngoài ra, việc chạm mạnh vào mũi trong sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân khiến lệch vách ngăn mũi, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức và đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của mũi.
Mũi bị cong vẹo hay lung lay là những biến chứng không hiếm gặp sau nâng mũi
Nhiễm trùng
Bất kỳ hình thức phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao. Đặc biệt nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh mũi và tai sau phẫu thuật thì cả hai cơ quan đều có thể gặp phải các triệu chứng như sưng đỏ, viêm nhiễm, chảy mủ, đây là hậu quả do nhiễm trùng.
Thủng đầu mũi
Thủng đầu mũi là tình trạng xảy ra khi phần sụn vành tai đặt vào quá dài so với sống mũi khiến đầu mũi bị kéo căng và đâm thủng. Biến chứng này không chỉ gây đau nhức, chảy máu mà còn dẫn đến hoại tử mũi. Trong trường hợp này, sụn vành tai nên được loại bỏ càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Ngoài ra, lộ sống mũi khi đặt sụn vành tai quá cao so với sống mũi vốn có hay da quá mỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng đó. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của mũi.
Với những thông tin trên đây chắc hẳn em đã hiểu lợi ích của nâng mũi bằng sụn tai cũng như biến chứng nâng mũi sụn tai. Đây được coi là phương pháp an toàn và tương thích cao với cơ thể nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên để không xảy ra biến chứng bạn phải lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm và cách chăm sóc hậu nâng mũi.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp