Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh không xảy ra ở mọi đứa bé khi sinh ra, tuy nhiên tình trạng xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên lợi của trẻ sơ sinh gọi là răng nanh cũng không phải hiếm gặp. Vậy có cần nhổ bỏ nanh sữa của bé không?
Khái niệm nanh sữa ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và khiến nhiều bà mẹ sau sinh không khỏi lo lắng, không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con hay không. Để biết rõ hơn, bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
Nanh sữa là một bộ phận được gọi là nanh lợi ở trẻ sơ sinh mới được sinh ra. Đây thực tế là tình trạng tổn thương khá lành tính và thường gặp nên bố mẹ khoan lo lắng quá cho con nhé, điều đầu tiên là cần tìm hiểu thật kỹ về nanh sữa ở trẻ sơ sinh.
Tình trạng xuất hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh diễn ra không lâu, thường chỉ kéo dài một thời gian nhất định và biến mất mà không để lại quá nhiều di chứng nguy hiểm cho bé. Theo khảo sát và thông tin từ chuyên gia cho biết, nanh sữa thường sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định, trung bình là từ 2 tuần sau sinh đến khi bé được 5 tháng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nanh sữa là một dạng nang có lớp vỏ mỏng chứa keratin và là một sản phẩm sót lại của quá trình thoái hóa biểu mô sừng hóa. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh thường có màu trắng như sữa và do nhiều mảnh vụn tế bào hình thành.
Có nhiều trường hợp, trẻ sinh ra không có nanh sữa sơ sinh nhưng đến một thời điểm lại đột ngột mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh, điều này cũng gây cho bố mẹ không ít lo lắng bởi thời điểm sau sinh này, bé chưa thể mọc răng ngay được, và những đốm trắng ở lợi của bé có nguy hiểm không.
Theo giải đáp từ chuyên gia và bác sĩ nhi khoa cho biết, nanh sữa ở trẻ sơ sinh mọc trong thời kỳ mang thai hay trong quá trình phát triển sau khi sinh ra đều không gây quá nhiều nguy hại đối với sức khỏe của trẻ nên bố mẹ hãy bình tĩnh xử lý, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để lắng nghe tư vấn từ bác sĩ nhé.
Ngoài ra, việc phát hiện sớm nanh sữa ở trẻ sơ sinh thông qua một số biểu hiện nhất định cũng là cách giúp bố mẹ, phụ huynh có phương án xử lý thích hợp, thăm khám kịp thời. Biểu hiện khi bé có nanh sữa đầu tiên là sự xuất hiện những đốm nhỏ, kích thước khác nhau màu trắng trên lợi, chỗ răng nanh của bé. Màu sắc của những đốm này có thể thay đổi tùy tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa trẻ, có thể màu trắng, hồng, vàng nhạt,...
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người khi nhận thấy con em mình xuất hiện tình trạng này. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh được ghi nhận nhiều nhất ở độ tuổi 0 - 3 tháng tuổi sau sinh, một số trường hợp nanh sữa có thể mọc muộn hơn, bố mẹ cần chú ý để nhận thấy dấu hiệu ở con.
Theo nhiều thống kê uy tín cho thấy, nanh sữa thường xuất hiện ở đa số trẻ sơ sinh, phải có đến một nửa số trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng này khi vừa chào đời, số ít còn lại sẽ mọc nanh sữa sau đó hoặc không có trong cả quá trình phát triển.
Tuy nhiên thực tế, số lượng trẻ có nanh sữa có thể lớn hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn số liệu thống kê rất nhiều. Nhưng bởi vì đây là một trong những tổn thương lành tính ở trẻ sơ sinh nên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không kéo dài quá lâu và có khả năng tự biến mất mà không cần can thiệp chữa trị.
Thời gian để nanh sữa ở trẻ sơ sinh tự biến mất là trong khoảng 2 tuần, tuy nhiên vẫn có trường hợp cần nhiều thời gian hơn, thậm chí lên đến hơn 5 tháng mới biến mất nhưng không để lại biến chứng hay nguy cơ nguy hại nào đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ có thể yên tâm rồi nhé.
Tóm lại, nanh sữa ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm và không gây biến chứng, di chứng nào trên sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe toàn cơ thể nói chung. Tình trạng này cũng không gây đau đớn nào, không khiến trẻ quấy khóc nên nhiều bố mẹ đến khi bé khỏi cũng chưa phát hiện tra con có nanh sữa ở trẻ sơ sinh.
Nhưng cũng có trường hợp những nanh sữa này bị nhiễm trùng dẫn đến đau nhức, sưng tấy và đau rát, khiến bé luôn khó chịu, quấy khóc để thể hiện cảm xúc của bản thân và khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng nanh sữa có thể còn bị sốt nhẹ, phụ huynh hết sức lưu ý nếu con thường xuyên sốt nhẹ nhé.
Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ có nanh sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng bởi đây là một dạng tổn thương lành tính và khá an toàn với trẻ. Việc đầu tiên mà bố mẹ nên làm là tiến hành đánh giá nanh sữa của bé có bị viêm nhiễm không, có khiến bé cảm thấy khó chịu mà quấy khóc, sốt, bé hay khóc đêm,... hay không. Nếu không có những triệu chứng khó chịu như trên, có thể xác định tình trạng nanh sữa khá lành tính và chỉ cần kiên trì vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, sạch sẽ thì nanh sữa sẽ dần biến mất nhanh chóng.
Ngược lại, khi xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nanh sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để được kiểm tra, thăm khám, tuyệt đối không nên tự ý nhổ bỏ nanh sữa ở trẻ, dẫn đến tình trạng nguy hiểm, dễ nhiễm trùng. Các bước nhổ nanh sữa ở nha sĩ gồm các bước sau:
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và không gây nguy hiểm nên bố mẹ không nên quá sốt sắng khi nhận thấy con có nanh sữa nhé. Ngoài ra, để phòng chống nanh sữa, bố mẹ cần giữ vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ mỗi ngày.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.