Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ?

Ngày 17/04/2021
Kích thước chữ

Chứng rối loạn tiêu hóa là gì? Nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp về tất tần tật những vấn đề liên quan đến tình trạng này nhé!

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến thường hay xảy ra ở mọi độ tuổi, có thể được cải thiện nhờ việc lựa chọn thực phẩm tốt cho đường ruột. Vậy nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng xảy ra do các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa bị co bất thường, từ đó dẫn đến đau bụng và thay đổi việc đại tiện. Có thể hiểu, chứng rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn đến loạn khuẩn ở đường ruột.

nen-an-gi-de-phong-ngua-chung-roi-loan-tieu-hoa-3

Rối loạn tiêu hóa xảy ra do các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa bị co bất thường

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt hay những thực phẩm lên men, đồ uống có ga, chế biến đồ ăn không hợp vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa với một số triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa bởi kháng sinh sẽ khiến các vi khuẩn mạnh bị tiêu diệt nếu sử dụng quá nhiều, vô tình sẽ tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn… Một số triệu chứng phổ biến như đầy hơi, táo bón, ợ nóng, khó tiêu…
  • Uống nhiều rượu bia: Việc dung nạp nhiều chất kích thích, rượu bia, thuốc lá sẽ khiến cơ thể bị hao hụt lượng men tiêu hóa lớn. Điều này sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột mất đi sự cân bằng. Không những vậy, còn có thể gây tổn thương niêm mạc và hội chứng ruột kích thích. 
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa: Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng cấp tính, loét dạ dày, loét ruột thừa, ợ nóng, hen suyễn, tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa gặp trục trặc.

nen-an-gi-de-phong-ngua-chung-roi-loan-tieu-hoa-2

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa

Nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ?

Quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu ngay lúc chúng ta nuốt thức ăn, lúc này hệ tiêu hóa sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa thức ăn thành các phần nhỏ hơn  để cơ thể dễ hấp thu hơn. Chính vì vậy, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn thì nên chọn lựa những thực phẩm tốt cho quá trình chuyển đổi dinh dưỡng. Vậy nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuối: Với thành phần có chứa hàm lượng kali dồi dào, chuối sẽ giúp bù đắp kali và chất điện giải hao hụt khi xuất hiện tình trạng nôn ói, mất nước do đi ngoài nhiều. Không những vậy, chuối còn giàu chất xơ nên sẽ giúp hấp thụ hết các dịch thừa tại ruột và tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, cải thiện táo bón.
  • Dứa: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả dứa sẽ giúp thúc đẩy sự hấp thụ protein trong cơ thể. Từ đó, sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
  • Khoai lang: Loại củ này có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Việc ăn khoai lang không chỉ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa mà còn giúp hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, tá tràng… 
  • Sữa chua: Đây là thực phẩm không thể bỏ qua trong danh sách nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi trong thành phần sữa chua có chứa probiotic và một lượng lớn lợi khuẩn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu… 
  • Quả bơ: Với hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh cao, bơ sẽ giúp cải thiện hoạt động đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Việc ăn bơ còn giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A, điều này là rất cần thiết cho niêm mạc lót của đường tiêu hóa.
  • Táo: Đây là một loại trái cây rất giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chính vì vậy, việc ăn táo sẽ giúp đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, đầy bụng. Đồng thời giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể cho cơ thể. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Từ đó giảm nguy cơ bị chứng táo bón, cải thiện triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. 
  • Gừng: Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nên gừng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra, gừng còn giúp đẩy lùi chứng buồn nôn, co thắt dạ dày.
  • Thịt trắng: Mặc dù các loại thịt đỏ giàu dinh dưỡng nhưng lại rất dễ gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Do đó, nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên chuyển sang ăn thịt trắng như thịt gà, cá… để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. 

nen-an-gi-de-phong-ngua-chung-roi-loan-tieu-hoa-1

Nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa

Một số vấn đề mà người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý

Để cải thiện hệ tiêu hóa, ngoài việc nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì bạn còn cần phải lưu ý một số những vấn đề sau để cơ thể nhanh chóng hồi phục, đảm bảo sức khỏe: 

  • Chế độ ăn uống hợp lý, đồ ăn cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi và tuyệt đối không nên ăn món tái, sống.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm bớt thịt, không nên ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, thức ăn nhanh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng men tiêu hóa để cung cấp lợi khuẩn giúp đường ruột ổn định nhanh hơn. 
  • Uống đủ nước, ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể bổ sung nước khoáng nhiều kali, magie. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, hút thuốc, chất kích thích, đồ uống có ga. 

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề nên ăn gì để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.