Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ Mobile

Bệnh lý viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp phổ biến trên thế giới hiện nay. Nó ảnh hưởng đều hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngày 12 tháng 11 hằng năm được Diễn đàn các Hiệp hội Hô hấp Quốc tế (the Forum of International Respiratory Societies - FIRS) chọn làm ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Mục đích của ngày này là nhằm nâng cao nhận thức về bệnh lý viêm phổi cho mọi người, cũng như cập nhật và nêu cao những hành động cần thiết trong điều trị và phòng ngừa bệnh cho nhân viên y tế.

Có thể thấy rằng tình hình dịch tễ của bệnh viêm phổi trong những năm gần đây có xu hướng chuyển mình phức tạp trên quy mô toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao. Vậy nên việc nâng cao nhận thức về bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là vai trò của việc tiêm vắc xin phòng ngừa viêm phổi cho trẻ em là một vấn đề cần thiết.

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ H2 1

Viêm phổi là một bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp mà nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus và vi khuẩn khác nhau. Chúng có thể tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dịch tễ học của bệnh viêm phổi cho thấy mức độ lây lan và phổ biến trên toàn cầu của nó cần được chú ý.

Tình hình toàn cầu

  • Theo nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (Global Burden of Disease - GBDS), tính đến năm 2021 đã ghi nhận 344 triệu đợt nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRI) và 2,18 triệu ca tử vong.
  • Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây ra tỷ lệ các đợt LRI và tử vong cao nhất, với ước tính 97,9 triệu đợt và 505.000 ca tử vong, cũng theo GBDS.
  • Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 725.000 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó khoảng 190.000 trẻ sơ sinh bị viêm phổi cướp đi sinh mạng.
Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ Text 1

Tình hình tại Việt Nam

Tại Việt Nam, viêm phổi nằm trong nhóm bệnh có nguy cơ nhập viện và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

  • Theo một khảo sát tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ tháng 07/2017 đến tháng 08/2023 có đến 99% bệnh nhân viêm phổi do phế cầu, trong đó 76,8% bệnh nhân là trẻ dưới 60 tháng tuổi.
  • Theo GBDS 2021, tỷ lệ tử vong do viêm phổi tại Việt Nam là 18,2% trên 100.000 người.

Tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam vẫn còn cao, có thể do các nguyên nhân sau:

  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường.
  • Môi trường: Đô thị hóa nhanh, môi trường không ổn định.
  • Đời sống xã hội: Khả năng tiếp cận y tế chênh lệch, tỷ lệ tiêm chủng thấp (chỉ 1,8%, ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong báo cáo Đề kháng kháng sinh ở trẻ từ 01/2018 đến 09/2021).
  • Thuốc: Sử dụng kháng sinh không đúng cách, có đến 94,5% chủng phế cầu đa kháng ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (cũng theo báo cáo trên).

Có thể thấy gánh nặng bệnh tật do phế cầu khuẩn vẫn còn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại nước ta, khi vắc xin phế cầu vẫn chỉ được sử dụng trên thị trường tư nhân.

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ H2 2

Nhận thức được thực trạng toàn cầu về bệnh viêm phổi là quan trọng. Điều trước mắt chính là hiểu được căn nguyên của bệnh do đâu mà nên để từ đó có những phương hướng phòng ngừa bệnh hiệu quả cho mọi người, đặc biệt là các em nhỏ.

Các tác nhân chính của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trong hầu hết các trường hợp của bệnh viêm phổi, các tác nhân chính chủ yếu là virus, có thể kể đến là virus hợp bào hô hấp (RSV), ngoài ra còn có vi khuẩn và vi nấm.

Đối với tác nhân vi khuẩn, bao gồm các chủng chủ đạo là:

  • Streptococcus pneumoniae hay Phế cầu khuẩn: Là chủng vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi ở trẻ. Xét về mặt huyết thanh học, các tuýp phổ biến nhất là 6E, 6A và 19F (đều có liên quan đến viêm phổi và các biến chứng phổ biến như nhiễm trùng huyết và viêm màng não), là những tuýp được phân lập nhiều nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (báo cáo Đề kháng kháng sinh ở trẻ từ 01/2018 đến 09/2021).
  • Haemophilus influenzae tuýp b (Hib): Đây cũng là một tác nhân gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở Việt Nam phổ biến không kém cạnh với Phế cầu khuẩn.

Hai vi khuẩn này là hai tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng tại Việt Nam, với con số lên tới 66,81% (theo báo cáo 2019).

Bên cạnh những tác nhân gây bệnh chủ đạo, một số yếu tố ảnh hưởng cũng được xem là nguy cơ cao trong việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ, chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém: Trong môi trường sống nếu không được khử khuẩn đúng cách sẽ là mầm mống gây bệnh của nhiều chủng vi sinh vật.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ là điều thuận lợi cho các tác nhân tấn công mạnh mẽ đến hệ hô hấp.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Khi đời sống hiện đại phát triển đi kèm với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như khói bụi, thuốc lá cũng như ô nhiễm môi trường sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân độc hại.

Việc nhận thức và hiểu về bệnh chính là những mục tiêu quan trọng, giúp cha mẹ hiểu thêm về tình trạng con có nguy cơ mắc phải và có giải pháp ngăn ngừa kịp thời.

Kế hoạch phòng ngừa viêm phổi cho trẻ

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ 1

Hiểu được mức độ cũng như những thông tin về bệnh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có kế hoạch phòng ngừa sớm cho trẻ hiệu quả, hạn chế tình trạng tái phát và giảm thiểu biến chứng có thể gặp phải.

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ FullNgày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ Full
Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ H2 3

Một trong những mục tiêu chung lớn nhất về Ngày thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 đó chính là việc nâng cao nhận thức về việc tiêm vắc xin cho trẻ, cũng như đảm bảo việc tiếp cận vắc xin được đầy đủ và xây dựng được hàng rào miễn dịch cộng đồng một cách hiệu quả.

Tiêm chủng được coi là một can thiệp y tế thành công nhất, có chi phí thấp nhất nhưng có hiệu quả cao nhất.

Có 2 loại vắc xin phổ biến trong phòng ngừa viêm phổi, đó là PCV (Pneumococcal Conjugate Vaccine) - vắc xin Phế cầu và vắc xin Hib.

Vắc xin Phế cầu là một trong những loại vắc xin phòng ngừa viêm phổi phổ biến được phê duyệt và khuyến cáo cho trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi. Có 3 loại vắc xin Phế cầu khuẩn phổ biến là PCV10 (hay còn gọi là Synflorix), PCV13 và PCV20.

PCV13 (hay còn gọi là Prevenar 13) có nhiều dữ kiện lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả rõ ràng.

  • 14 thử nghiệm lâm sàng của vắc xin này ở 9 quốc gia Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á cho thấy mức độ an toàn tương đương với PCV7. Bên cạnh đó các phản ứng thường gặp đa phần là các tác dụng tại chỗ như phản ứng tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn, buồn ngủ.
  • Trong giai đoạn 2010 - 2019, ước tính khoảng 286,5 triệu trẻ em được tiêm vắc xin PCV13. Đồng thời, có 14,8 triệu trường hợp trẻ được bảo vệ và 375.000 trẻ dưới 5 tuổi được cứu sống khỏi bệnh viêm phổi.

Từ những dữ kiện trên có thể thấy rằng mức độ bao phủ và khả năng bảo vệ trẻ em về bệnh lý bệnh lý viêm phổi là vô cùng hiệu quả. 

Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi 12/11 - Vì một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ Text 2

Một loại vắc xin khác trong phòng ngừa viêm phổi đó là vắc xin Hib (Hib vaccine). Đây là loại vắc xin dùng để phòng ngừa các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b gây ra.

Tại Việt Nam, vắc xin Hib không có vắc xin đơn giá mà thường là những vắc xin được phối hợp để phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau trong 1 mũi tiêm. Các loại vắc xin này bao gồm:

  • Vắc xin 6 trong 1 (Infanrix Hexa và Hexaxim) phòng ngừa 6 bệnh (Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, các bệnh do Hib, Viêm gan B).
  • Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim) phòng ngừa 5 bệnh (Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, các bệnh do Hib); hoặc ComBE Five được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (phòng ngừa 5 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, các bệnh do Hib, Viêm gan B).

Phụ huynh có thể lựa chọn tiêm các loại vắc xin này tùy theo khả năng chi trả và nhu cầu để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé.

Với lịch trình tiêm chủng cụ thể sẽ giúp cho việc duy trì miễn dịch hiệu quả. Vậy nên có thể thấy rằng việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa viêm phổi có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nói chung và sức khỏe con trẻ nói riêng, giúp con có thể tự tin khám phá thế giới mà không còn những nỗi lo âu sức khỏe sẽ gây cản trở.

Viêm phổi là một bệnh lý cần được quan tâm, đặc biệt là đối với trẻ em. Việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa viêm phổi chính là hành động thiết thực nhất. Nó không chỉ hoàn thành mục tiêu chung trong các chương trình tiêm chủng mà còn là cách thức bảo vệ con trẻ hiệu quả. Con sẽ luôn tự tin và sẵn sàng trong tương lai trước những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, mà viêm phổi là một dẫn chứng điển hình nhất.

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Nguồn tham khảo