Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm vắc xin phế cầu là một phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Vắc xin này giúp phòng ngừa các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ. Việc tiêm vắc xin phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, mang lại sự an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu. Vậy quy trình tiêm vắc xin phế cầu như thế nào? Tiêm ở đâu?
Bệnh phế cầu là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh và phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần đảm bảo đưa con đi tiêm vắc xin phòng phế cầu đúng lịch. Vậy vắc xin vắc xin phế cầu để làm gì? Tiêm bao nhiêu mũi? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vắc xin phế cầu cũng như quy trình tiêm vắc xin phế cầu tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu thực hiện như thế nào trong bài viết dưới đây.
Phế cầu khuẩn thường sống ở vùng hầu họng của con người với nhiều chủng phức tạp và dễ lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết, với tỷ lệ tử vong từ 10 - 20%. Đặc biệt, ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người già, tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn có thể lên đến 50%. Vì vậy tiêm vắc xin phế cầu giúp phòng ngừa 5 bệnh thường gặp sau đây:
Viêm tai giữa là một tình trạng mà vi khuẩn phế cầu có thể lan từ ổ viêm mũi họng lên tai qua vòi nhĩ, dẫn đến viêm và ứ đọng dịch nhầy cùng mủ. Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa cấp có thể gây thủng màng nhĩ, tiêu xương và gián đoạn chuỗi xương con, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Ở trẻ dưới 5 tuổi, phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong vùng hầu họng của người bệnh và thậm chí ở 40 - 70% người khỏe mạnh, do đó dễ dàng phát tán ra môi trường khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Với cơ thể còn yếu ớt và sức đề kháng non yếu, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp và viêm phổi do phế cầu.
Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm màng não thông qua các ổ viêm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm xương sọ, viêm xương chũm và viêm cơ dọc cột sống. Trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất bị viêm màng não do phế cầu, với tỷ lệ mắc bệnh lên đến 83%. Tại Việt Nam, từ năm 1999 đến 2003, cứ 100.000 trẻ dưới 2 tuổi lại có 37 trường hợp mắc viêm màng não do phế cầu.
Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu, nó có thể gây ra hiện tượng sốc nhiễm trùng. Tình trạng này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi kết hợp với các bệnh lý có sẵn. Vi khuẩn này lây lan qua đường hô hấp hoặc từ vùng tai giữa, xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm xoang với các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh hô hấp thông thường chẳng hạn như đau đầu, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Viêm xoang thường khởi phát muộn và có khả năng chuyển biến nặng thành mãn tính, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não và áp xe não.
Dựa trên quy định chung của bộ y tế, quy trình tiêm vắc xin phế cầu tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu thường diễn ra như sau:
Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc và tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Nếu đối tượng là trẻ em, quá trình tư vấn sẽ được thực hiện cùng với ba, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Bác sĩ sẽ khám sàng lọc cho người được tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng tổng quát và đánh giá sức khỏe hiện tại của người tiêm.
Sau đó, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng và lịch sử tiêm chủng của người đó. Người tiêm sẽ được khám sàng lọc để xác định tình trạng sức khỏe, đảm bảo không có chống chỉ định tiêm chủng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về tác dụng của vắc xin phế cầu và giải thích các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm. Số mũi vắc xin phế cầu cần tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên từng loại vắc xin và độ tuổi của người được tiêm.
Trong quá trình tiêm vắc xin, nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và đường dùng theo hướng dẫn trên nhãn. Vắc xin phải được sử dụng theo nguyên tắc ưu tiên, bảo quản trong khoảng +2°C đến +8°C và vắc xin đã mở cần sử dụng ngay trong buổi tiêm.
Sau khi được xác nhận đủ điều kiện tiêm, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phế cầu bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Trước khi tiêm, nhân viên cần kiểm tra vắc xin, dung môi và bơm tiêm. Điều dưỡng sẽ cho người tiêm hoặc người giám hộ xem tình trạng lọ vắc xin. Khi tiêm, cần đảm bảo đúng đối tượng, loại vắc xin, liều lượng, đường dùng và thời điểm. Sau khi sử dụng, bơm tiêm và kim tiêm cần được bỏ vào hộp an toàn.
Sau khi tiêm, đối tượng cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn gia đình hoặc người tiêm tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ, chú ý đến các dấu hiệu như tình trạng toàn thân, tinh thần, ăn uống, giấc ngủ, hô hấp, phát ban và triệu chứng tại chỗ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt từ 39 độ C trở lên, co giật, trẻ quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban hoặc các biểu hiện bất thường khác, cần đến ngay bệnh viện. Đồng thời, nếu các phản ứng thông thường kéo dài quá 24 giờ sau tiêm, cũng cần được kiểm tra y tế.
Nhân viên sẽ thông báo lịch tiêm nhắc, nếu cần thiết và hướng dẫn phụ huynh về cách chăm sóc trẻ sau tiêm.
Phụ huynh sẽ nhận được tài liệu thông tin về vắc xin và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm cho trẻ.
Quy trình này đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc tiêm vắc xin phế cầu, giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Lịch tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn như sau:
Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:
Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi:
Đối với trẻ từ 1 tuổi đến dưới 2 tuổi:
Dưới đây là lịch tiêm vắc xin phế cầu Synflorix cho trẻ em:
Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:
Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi:
Đối với trẻ từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi:
Tóm lại, tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp an toàn và hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn như viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não. Tất cả trẻ em và người lớn cần được tiêm vắc xin đầy đủ, càng sớm và đúng lịch càng tốt, nhằm tăng cường khả năng chống lại các bệnh lý nguy hiểm và giảm nguy cơ tử vong.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...