Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xa xưa, nhân sâm được biết đến là một vị thuốc bổ, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe. Nhờ đó những cây nhân sâm lâu năm thường được dân gian biết đến như một vị thuốc giúp kéo dài sinh mạng. Vậy người cao tuổi uống sâm có tốt không? Nên dùng nhân sâm trong trường hợp nào?
Ngày nay, nhân sâm không còn là loại thảo dược quý hiếm như xưa do đã được con người nuôi trồng và sử dụng khá phổ biến. Vậy nhân sâm có thực sự tốt cho tất cả mọi người? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu người cao tuổi uống sâm có tốt không nhé.
Từ xưa, các cụ dùng nhân sâm với mục đích tẩm bổ, điều khí huyết. Đến ngày nay, y học hiện đại phát triển, các nhà nghiên cứu dược lý hiện đại đã phát hiện ra nhiều công dụng khác của nhân sâm như:
Khi quá trình tăng vỏ não và quá trình ức chế bị rối loạn, nhân sâm làm tăng hoạt động của hai quá trình này, khiến chúng trở lại bình thường. Trong nhân sâm chứa saponin, nếu sử dụng một lượng nhỏ, có tác dụng kích thích làm hưng phấn trung khu thần kinh, ngược lại lượng lớn sẽ gây ức chế.
Nhân sâm có tác dụng bồi bổ, làm tăng hoạt động trí óc và tay chân, chống mệt mỏi, chống lão hóa, cải thiện hiệu suất hoạt động thể lực và tư duy. Đồng thời tăng cường chức năng não bộ của người già, giúp tập trung trí tuệ, tăng khả năng ghi nhớ.
Khả năng thích nghi và năng lực phòng vệ trước những nguy hiểm được nâng cao khi sử dụng nhân sâm. Nhân sâm cũng có tác dụng phục hồi huyết áp khi cơ thể bị choáng váng do mất máu và làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp cao.
Ngoài ra, nhân sâm có khả năng chống lại hormone vỏ thượng thận (ACTH) làm phì đại tuyến thượng thận và làm teo thượng thận do chống lại corticoid.
Khi sử dụng nhân sâm đúng cách, nó sẽ phát huy tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào và globulin IgM, tăng khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì. Từ đó nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.
Nhân sâm có khả năng gây hưng phấn tuyến vỏ thượng thận. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Nhân sâm kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng CAMP - chất truyền tin thứ hai rất cần thiết cho các quá trình sinh học xảy ra ở trong tế bào. Thân và lá cũng có tác dụng gây hưng phấn hệ vỏ thượng thận - tuyến yên. Do đó nhân sâm có tác dụng kích thích hormone sinh dục.
Thực tế theo các nghiên cứu thực nghiệm, thuốc chứa nhân sâm có tác dụng cải thiện và làm hạ đường huyết ở chó. Ở chuột cống, thực nghiệm cho kết quả saponin trong nhân sâm cũng có tác dụng làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein. Tương tự với thỏ, nghiên cứu cho thấy nhân sâm có thể ngăn ngừa sự tăng cao cholesterol. Do đó nhân sâm có thể ngăn ngừa sự hình thành xơ vữa động mạch.
Saponin của nhân sâm có tác dụng ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư, đồng thời làm giảm tác hại của chất phóng xạ lên cơ thể người. Ngoài ra, các thí nghiệm trên thỏ và chuột cống cho thấy nhân sâm tham gia bảo vệ và giải độc gan, kích thích thị giác, nâng cao thị lực.
Vậy người cao tuổi uống sâm có tốt không? Nhân sâm tác dụng như thế nào đến người già? Bạn đọc hãy theo dõi tiếp để biết câu trả lời nhé!
Đây là câu hỏi được nhiều người đề cập khi có mong muốn sử dụng nhân sâm để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người cao tuổi hoàn toàn có thể dùng nhân sâm để nâng cao sức khỏe nếu không mắc một số bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, mất ngủ thường xuyên… Những người bị bệnh này, khi sử dụng nhân sâm có thể xuất hiện tác dụng phụ và làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổi (kể cả đối tượng khác) không được uống nhân sâm khi gặp phải tình trạng sau:
Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe, nhân sâm còn gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng như cảm giác bồn chồn và dễ bị kích thích xuất hiện sau vài ngày khi sử dụng nhân sâm. Nhân sâm có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, do đó khi sử dụng lượng lớn, có thể gây tụt đường máu quá mức và giảm khả năng tập trung.
Nhân sâm kích thích hormone sinh dục nên nó có tác dụng tương tự estrogen. Do vậy không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Một vài báo cáo nghiên cứu cho thấy nhân sâm có ảnh hưởng nghiêm trọng như: Tăng huyết áp, cơn hen, chảy máu tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh và đánh trống ngực.
Ngoài ra, người dùng nhân sâm lần đầu thường mẫn cảm với mùi vị của nhân sâm, gây ra nhiều khó chịu.
Theo Đông y, nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong 4 vị thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ) có tác dụng bổ khí, sinh tân, ích huyết, ích trí, định thần… Nhân sâm được dùng cho người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, chân tay lạnh, người mới ốm dậy, loạn nhịp tim…
Cách dùng đơn giản nhất là dùng sâm thái thành từng lát mỏng, ngâm trong miệng, từ từ nhấm một ít một, sau đó nhai và nuốt cả nước lẫn bã. Một cách sử dụng khác là hãm lấy nước: Dùng sâm đã thái mỏng, cho vào chén sứ hoặc ấm, thêm một ít nước, đun sôi cách thủy rồi uống, đun lại nhiều lần đến khi hết vị thuốc, ngày uống từ 2 - 6g nhân sâm.
Nhân sâm có thể dùng phối hợp trong các bài thuốc bồi bổ cơ thể như:
Trên đây là những thông tin về bài viết “Người cao tuổi uống sâm có tốt không? Tác dụng của nhân sâm đối với người cao tuổi” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.