Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người hướng ngoại là gì? Người hướng ngoại thường được mô tả là cuộc sống của những bữa tiệc. Bản chất của họ luôn sôi nổi. Người hướng ngoại thích thu hút mọi người đến với họ và họ rất khó để từ chối sự chú ý.
Bạn đang băn khoăn mình là người hướng ngoại nhưng đôi khi có xu hướng của người hướng nội. Bạn muốn thể hiện bản thân mình trước đám đông nhưng lại dè dặt khi đứng trên bục thuyết trình. Để hiểu rõ hơn người hướng ngoại là gì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Khái niệm hướng ngoại không phải là mới. Các lý thuyết về hướng ngoại và hướng nội đã xuất hiện trong các tài liệu tâm lý hơn 100 năm nay. Hướng ngoại là gì? Theo các nhà tâm lý học như Carl Jung, hướng ngoại là kiểu tính cách cảm thấy tràn đầy sinh lực khi ở bên người khác. Người hướng ngoại cảm thấy có mục đích khi họ tiếp xúc với những người mới hoặc tham gia vào các sự kiện kết nối.
Những người có xu hướng hướng ngoại chủ yếu tập trung vào thế giới bên ngoài và phát triển mạnh về tương tác xã hội. Những người hướng ngoại thường được người khác quý mến. Họ thường nghĩ về hậu quả của lời nói hoặc hành động sau khi nói hoặc làm. Người hướng ngoại thường có các biểu hiện như nói nhiều, giàu năng lượng, quả quyết, thích phiêu lưu, bốc đồng, cởi mở về suy nghĩ và cảm xúc, dễ chán khi một mình, mạnh dạn...
Vì vậy, nếu bạn từng gặp một người thích phát biểu, cố gắng trở thành trung tâm của sự chú ý tại các sự kiện xã hội hoặc tìm kiếm vai trò lãnh đạo trong các hoạt động nhóm, đó có thể là người hướng ngoại.
Trái ngược với hướng ngoại là hướng nội. Những người hướng nội quan tâm nhiều hơn đến trạng thái thế giới nội tâm của họ. Trong khi người hướng ngoại cảm thấy có được những ý tưởng và cảm hứng tốt nhất của họ thông qua các hoạt động xã hội với những người khác. Thì người hướng nội cảm thấy thoải mái hơn khi tập trung vào những suy nghĩ và ý tưởng bên trong của mình. Họ thích dành thời gian với một hoặc hai người hơn là các nhóm lớn hoặc đám đông.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều người không tự nhận mình là người hướng nội hay hướng ngoại. Trên thực tế còn có người hướng trung, tức là họ đứng giữa hướng nội và hướng ngoại. Những người hướng trung có sự pha trộn đặc điểm, tính cách của cả người hướng nội và hướng ngoại.
Những người có tính hướng ngoại cao có xu hướng quan hệ tốt với những người khác và thường được yêu thích trong nhóm và văn phòng của họ. Họ hình thành tình bạn nhanh chóng và dễ dàng, và bản tính hướng ngoại của họ dẫn đến làm việc nhóm hiệu quả. Tuy nhiên, người hướng ngoại cao có thể phải vật lộn với việc kiềm chế cảm xúc của mình. Đôi khi, họ có thể trở nên hung dữ hoặc thô bạo, nhưng cũng có ý định làm hài lòng mọi người. Điều này có thể dẫn đến các ý kiến dễ bị lung lay và các dự án chưa hoàn thành khiến họ gặp trở ngại.
Người hướng ngoại thường có đặc điểm tính cách như sau:
Bạn không chỉ thích nói chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp; bạn thích bắt chuyện với những người hoàn toàn xa lạ. Bạn thích gặp gỡ những người mới và tìm hiểu về cuộc sống của họ. Không giống như những người hướng nội có xu hướng suy nghĩ trước khi nói, những người hướng ngoại có xu hướng nói như một cách để khám phá và sắp xếp những suy nghĩ và ý tưởng của họ.
Bạn luôn thắc mắc dấu hiệu của người hướng ngoại là gì? Những người hướng ngoại có xu hướng thấy những tương tác xã hội như vậy mới mẻ và họ thực sự nhận được năng lượng từ những trao đổi như vậy.
Khi những người hướng ngoại phải dành nhiều thời gian ở một mình, họ thường bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và bơ phờ. Nếu được lựa chọn giữa dành thời gian một mình và dành thời gian cho những người khác, một người hướng ngoại hầu như sẽ luôn chọn dành thời gian cho một nhóm.
Vì những người có kiểu tính cách này rất thích tương tác với người khác nên những người khác có xu hướng nhận thấy những người hướng ngoại dễ mến và dễ gần. Trong một bữa tiệc, một người hướng ngoại có thể sẽ là người đầu tiên đến gặp những vị khách mới và giới thiệu. Người hướng ngoại thường thấy dễ dàng gặp gỡ những người mới và kết bạn mới.
Trong khi những người hướng nội đôi khi bị coi là khép kín và xa cách, thì những người hướng ngoại thường rất cởi mở và sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, những người khác thường thấy rằng người hướng ngoại dễ làm quen hơn.
Một nghiên cứu gần đây đã đưa khái niệm này vào thử nghiệm bằng cách phân tích năm chiều của tính cách để xác định các biến thể di truyền. Kể từ khi các tác giả sử dụng mô hình Big Five làm hướng dẫn, hướng ngoại là một trong những đặc điểm tính cách mà các nhà khoa học đã kiểm tra. Hướng ngoại rõ ràng có một thành phần di truyền mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy rằng di truyền đóng góp khoảng 40% đến 60%.
Tuy nhiên, gen di truyền không thể giải thích được mọi nghi vấn liên quan đến hướng nội, hướng ngoại. Yếu tố hoàn cảnh và môi trường cũng tác động nhiều đến tính cách con người.
Tính cách hướng ngoại là kiểu tính cách đặc trưng bởi thích nói nhiều, quyết đoán và ấm áp. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi di truyền, nhưng kinh nghiệm, giáo dục và cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề hướng ngoại là gì, các dấu hiệu cho biết bạn là người hướng ngoại. Nếu bạn là người hướng ngoại, bạn có thể vẫn muốn dành thời gian cho bản thân để thỉnh thoảng thư giãn. Và nếu bạn có xu hướng hướng nội nhiều hơn, bạn có thể tìm cách áp dụng những thói quen hướng ngoại hơn nếu cần.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.