Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân gây khô mũi ở trẻ em và những lưu ý khi điều trị

Ngày 10/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ bị khô mũi là tình trạng niêm mạc mũi không đủ độ ẩm dẫn đến bị khô, khó chịu và đôi khi gây chảy máu mũi. Có nhiều nguyên nhân gây khô mũi và đôi khi đây cũng chính là những dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Do đó, việc phòng ngừa tình trạng khô mũi là rất quan trọng. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra khô mũi ở trẻ mà bạn cần nắm. Khi xác định được những nguyên nhân thì việc phòng ngừa sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Những nguyên nhân gây khô mũi ở trẻ em phổ biến

Khô mũi sẽ xuất phát từ một số nguyên nhân như:

Do điều kiện môi trường sống

Khi tiết trời se lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi, khô mũi. Ngoài ra, môi trường sống thay đổi chẳng hạn như khi trẻ mới được đi học, tiếp xúc với môi trường lạ, trong đó có nhiều trẻ đang mắc bệnh cũng dễ khiến trẻ bị các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.

Cơ thể thiếu nước

Đôi khi việc bạn quên cho trẻ uống nước hay uống nước quá ít cũng sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước, gây ra tình trạng mũi bị khô. Khi cơ thể thiếu ẩm thì các chất nhầy trong mũi sẽ không đủ ẩm để niêm mạc mũi đàn hồi, hoặc khi cơ thể bị nóng gan thì cũng là tác nhân làm khô mũi. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên nhắc nhở, tạo thói quen cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé, tăng cường việc bổ sung các nước uống thanh nhiệt giải độc để làm mát cơ thể vào mùa nóng. 

Nguyên nhân gây khô mũi ở trẻ em và những lưu ý khi điều trị 1

Cơ thể thiếu nước gây ra tình trạng mũi bị khô

Bị các bệnh đường hô hấp

Nếu bé nhà bạn đang mắc phải những chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm họng, chấn thương, khối u trong mũi, xung huyết mũi,... cũng khiến cho niêm mạc mũi bị khô. Những bệnh đường hô hấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, nhất là mũi. Tình trạng khô mũi sẽ còn kèm theo các dấu hiệu bệnh như nghẹt mũi, khó thở, khô miệng, chảy máu cam,... rất nguy hiểm cho bé.

Khô mũi ở trẻ em có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Khô mũi là một dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, có thể là một số bệnh nguy hiểm như:

  • Hội chứng Sjogren: Đây là một tình trạng không hiếm gặp trong thực tế, nó sẽ gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch, tác động đến các tuyến tiết ra dịch như tuyến nước bọt và tuyến lệ,... Tình trạng này sẽ khiến cho mắt và miệng bị khô, kèm theo các dấu hiệu dễ nhận biết khác. Lúc này mũi sẽ bị khô do tuyến dịch nhầy bị giảm độ ẩm. 
  • Viêm mũi teo: Khô mũi cũng là một dấu hiệu của viêm mũi teo, khiến mũi bị co lại và dày hơn, các đường mũi khô, ảnh hưởng đến các mạch máu. Biến chứng của bệnh này sẽ gây ra chảy máu cam thường xuyên, hốc mũi bị nhiễm trùng, tai bị mất thính giác.
  • Khối u trong mũi: Một trong những nguyên nhân mũi bị khô là do những bất thường trong mũi. Và tình trạng nguy hiểm nhất là do có khối u trong mũi. Khi khối u phát triển sẽ khiến đường mũi co hẹp, chất nhầy hoạt động kém làm cho độ ẩm trong mũi bị giảm, kích thích lên mạch máu và gây ra tình trạng chảy máu cam. Khi gặp những dấu hiệu bất thường trong khoang mũi, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây khô mũi ở trẻ em và những lưu ý khi điều trị 2

Khô mũi cũng là một dấu hiệu của viêm mũi teo

Những giải pháp điều trị chứng khô mũi ở trẻ em

Khô mũi là biểu hiện phản ứng với thời tiết hoặc cảnh báo cơ thể bị mất nước. Đối với những trường hợp nhẹ, được xác định là do khô mũi gây ra thì bạn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà hoặc đi bệnh viện nếu triệu chứng nặng hơn như sau:

Điều trị tại nhà

  • Sử dụng dầu dừa làm ẩm mũi: Dùng tăm bông hoặc nhỏ vào dầu dừa rồi bôi nhẹ bên trong mũi. Dầu dừa sẽ có các tinh chất giúp diệt khuẩn rất tốt, làm mềm niêm mạc mũi, giảm bớt tình trạng mũi bị khô rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay bằng dầu dừa bằng vitamin E hoặc dầu oliu thì hiệu quả như nhau. 
  • Rửa mũi: Khi bé gặp tình trạng mũi bị khô, bạn nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm cho trẻ. Nước muối này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, diệt khuẩn, đẩy các chất nhầy bị khô thoát ra ngoài và làm ẩm niêm mạc mũi. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi dành riêng cho việc rửa mũi. 
  • Tạo độ ẩm cho không gian sống: Đôi khi môi trường khô nóng cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khô mũi ở trẻ. Do đó, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng các máy phun sương để tạo độ ẩm không khí. Khi không khí sạch và ẩm sẽ giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn, mũi sẽ bớt khô hơn. 
  • Sử dụng hơi nước để làm ẩm mũi: Bạn có thể sử dụng một bát nước ấm để xông hơi, không nên dùng nước quá nóng. Đây cũng là một giải pháp tạm thời để mũi được ẩm và dễ chịu hơn. 

Những gia đình có trẻ nhỏ bị chứng khô mũi, các phụ huynh có thể sử dụng dung dịch xịt mũi trẻ em Otosan Nasal Spray Baby để cải thiện tình trạng này. Otosan Nasal Spray Baby là dung dịch xịt mũi có thể sử dụng tại chỗ cho trẻ em, sản phẩm sẽ giúp làm sạch các hốc mũi, giúp mũi bé được thông thoáng, tăng độ ẩm cho trẻ, giúp mũi trẻ bớt khô hơn và giảm tình trạng nghẹt mũi.

Sản phẩm được ưa chuộng sử dụng bởi các đặc điểm như:

  • Xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby là giải pháp tự nhiên, mang lại hiệu quả tức thì, giúp giảm ngay tắc nghẹt mũi, chảy mũi, viêm mũi cho trẻ em.
  • Sản phẩm không chứa chất co mạch, không chứa corticoid, đặc biệt an toàn có thể sử dụng lâu dài.
  • Xịt phun sương siêu mịn, được thiết kế đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Với công nghệ van 1 chiều ngăn cản vi khuẩn xâm nhập ngược dòng, vì vậy sau mỗi đợt sử dụng bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng cho lần tiếp theo trong vòng 6 tháng. Trước khi sử dụng cho lần kế tiếp, để ra ngoài cho hết lạnh trước khi xịt. 

Nguyên nhân gây khô mũi ở trẻ em và những lưu ý khi điều trị 3

Dung dịch xịt mũi trẻ em Otosan Nasal Spray Baby

Đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

Những giải pháp bên trên chỉ có tính tạm thời, nếu tình trạng khô mũi này cứ kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường như sưng, đau, chảy máu cam,... thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, nhất là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, không tự ý mua thuốc để điều trị, không sử dụng kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Tình trạng khô mũi ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ hô hấp và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Do đó, bạn không nên chủ quan, hãy lưu ý một số cách chăm sóc khi bị khô mũi mà nhà thuốc Long Châu đã đề cập bên trên để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho bé nhé. 

Hoàng Trang

Nguồn Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm