Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quả

Ngày 26/03/2020
Kích thước chữ

Bệnh đau dạ dày hiện nay rất thường gặp ở trẻ em và để lại nhiều hậu quả xấu như bệnh khó điều trị triệt để và dễ tái đi tái lại. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con.

Theo 1 số thống kê cho thấy rằng có hơn 40% trẻ em từ 12 tuổi trở xuống mắc bệnh đau dạ dày. Việc trẻ bị viêm dạ dày từ nhỏ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suốt đời nếu không được điều trị dứt điểm. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quảVi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày ở trẻ

Nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày ở trẻ cho do vi khuẩn vi khuẩn HP hay còn gọi là H.pylori. Đây là một xoắn khuẩn Gram âm có khả năng ký sinh trong dạ dày của con người có khả năng phá hủy thành niêm mạc dạ dày, tạo tổn thương cũng như gây ra tình trạng đau dạ dày ở trẻ nhỏ.

Đây là bệnh lây nhiễm do khuẩn và thường gặp nhất ở trẻ, ngoài ra còn những nguyên nhân sau (thường tập trung vào người lớn).

Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá, cà phê làm niêm mạc dạ dày mỏng và yếu đi, từ đó dễ bị các vi khuẩn có hại ở dạ dày tấn công.

Chế độ ăn uống thất thường, thức ăn nhanh hoặc được chế biến quá nhiều gia vị (cay, chua, mặn, ngọt) khiến dạ dày hoạt động quá mức, gây ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày.

Thường xuyên bị căng thẳng, stress… làm tăng độ axit trong dạ dày, khiến dạ dày thường xuyên đau quặn thắt.

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày nhưng trẻ em thường mắc bệnh do là vi khuẩn HP lây qua những con đường sau:

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quảNhững con đường lây lan vi khuẩn HP

Lây từ miệng qua miệng thông qua việc sử dụng chung bát đĩa, đồ dùng thường ngày có chạm vào miệng, hoặc khi hôn, mẹ mớm cơm cho con...

Lây từ phân qua miệng: khi đi đại tiện, vi khuẩn HP sẽ được đào thải ra ngoài và bám vào những vật dụng xung quanh nhà vệ sinh, từ đó lây nhiễm cho người lành bằng cách bám vào tay, mắt, mũi, miệng.

Ngoài ra phân của người bệnh có thể lây qua nguồn nước: Nguồn nước ngầm nếu không được xử lý sạch sẽ có thể bị lẫn vi khuẩn Hp do chất thải của người đau dạ dày thải ra.

Lây từ đường dạ dày sang miệng: bằng cách vi khuẩn được vận chuyển ngược lên miệng khi người bệnh bị ợ chua, trào ngược axit...sau đó tiếp xúc bằng đường miệng qua người lành và truyền nhiễm.

Lây lan từ dạ dày sang dạ dày: khi người lành dùng chung các thiết bị y tế đã tiếp xúc với dạ dày của người bệnh.

Với việc lây lan nhanh của vi khuẩn HP nên trẻ sống chung với người lớn mắc bệnh hoặc chơi chung với các trẻ khác rất dễ nhiễm vi khuẩn này, từ đó bị viêm dạ dày dai dẳng. Biết được nguyên nhân chính và những con đường lây lan là bước đệm để mẹ thiết lập kế hoạch phòng bệnh cho con.

Phòng chống đau dạ dày cho trẻ bằng những thói quen sau

Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng

Cho trẻ ăn uống điều độ cách đảm bảo sức khỏe tốt nhất, không chỉ phòng tránh bệnh đau dạ dày mà còn giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch để tránh những bệnh lây nhiễm khi trẻ còn nhỏ.

Mẹ nên cho trẻ ăn chín, uống sôi và sử dụng những thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt bữa sáng rất quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe của dạ dày, mẹ hãy cho trẻ ăn đúng giờ khoảng từ 7-8h sáng, tuyệt đối không bỏ bữa nhé.

Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quảMẹ hãy nhớ dặn trẻ giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ

Luôn rửa tay sạch bằng nước xà phòng khi tiếp xúc với những vật có chứa vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ giúp trẻ tránh xa được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt đối với trẻ em thường hay có thói quen cho tay lên mắt, mũi miệng nên mẹ hãy nhớ giữ gìn vệ sinh chân tay và cơ thể sạch sẽ cho trẻ. 

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Trẻ còn nhỏ nên cần được tạo tâm lý thoải mái, vui chơi năng động để hạn chế bị căng thẳng cũng như trầm cảm, những chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ba mẹ nên là những người bạn đáng tin cậy của con, giúp con có tâm lý thoải mái khi ăn, vui chơi và học tập.

Đặc biệt khi còn nhỏ trẻ thường biếng ăn, ba mẹ không nên dọa nạt hoặc đánh đòn trẻ mà hãy tạo hứng thú cho con ăn bằng những câu chuyện hoặc những món ăn hấp dẫn, mới lạ và bắt mắt. 

Không tiếp xúc với những vật dụng ở nơi công cộng nghi có vi khuẩn HP

Không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống và vật dụng cá nhân với người thân trong gia đình đang nhiễm virus HP. Tốt nhất ba mẹ nên chuẩn bị riêng cho con 1 bộ dụng cụ ăn uống và sinh hoạt cá nhân riêng. 

Khi trẻ đến nơi công cộng ba mẹ nên dặn con không được chạm vào những vật dụng nhiều người sử dụng như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầm thang cuốn…Khi về nhà hãy nhớ rửa tay sạch sẽ và hạn chế thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng.

Trúc

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin