Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Viêm dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiêng các thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày đến khi bệnh lành hẳn.
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, kích ứng. Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột (viêm cấp tính) hoặc diễn ra từ từ theo thời gian (viêm mạn tính).
Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu gợi ý viêm dạ dày như:
Đau nhức, khó tiêu ở phần bụng trên và cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt lên sau khi ăn.
Có cảm giác cồn cào, nóng rát ở dạ dày.
Sau khi ăn thường có cảm giác đầy bụng trên.
Buồn nôn, nôn (có thể có máu hoặc không).
Đi ngoài ra máu.
Viêm dạ dày có thể gây nên các triệu chứng khó chịu, chủ yếu là trên hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sự ngon miệng và gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân.
Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét, xuất huyết, thậm chí là thủng dạ dày.
Trong một số trường hợp hiếm, viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi tế bào niêm mạc bị mỏng đi và thay đổi cấu trúc.
Nếu bị đau bụng dữ dội hay nôn mửa nhiều kèm theo cơn choáng váng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Viêm dạ dày thường xảy ra do:
Tổn thương hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày (sự giảm tiết chất nhầy…).
Các bệnh lý khác có thể gây tăng tiết acid dạ dày quá mức.
Nhiễm khuẩn (phổ biến nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori).
Sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID (ibuprofen, naproxen…) thường xuyên và lâu dài.
Viêm dạ dày tự miễn (ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin B12, người bệnh Hashimoto và đái tháo đường type 1…).
Hỏi đáp (0 bình luận)