Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rụng trứng muộn là hiện tượng mà quá trình rụng trứng xảy ra muộn hơn so với chu kỳ thông thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này khiến nhiều chị em lo lắng và thắc mắc rằng nguyên nhân tại sao rụng trứng muộn? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Thông thường, ngày rụng trứng diễn ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, nhưng khi rụng trứng muộn, việc này có thể xảy ra gần ngày bắt đầu kinh nguyệt hoặc sau thời gian dự kiến. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nền.
Mỗi phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau tuy nhiên, một chu kỳ bình thường thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Quá trình rụng trứng thường xảy ra ở giữa chu kỳ, thường là từ 10 đến 16 ngày trước ngày bắt đầu kỳ kinh, ví dụ:
Nếu chu kỳ kinh của bạn là 28 ngày, thì trứng có thể rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ.
Nếu chu kỳ kinh của bạn là 35 ngày, thì trứng có thể rụng vào ngày thứ 19 hoặc 20 của chu kỳ.
Rụng trứng muộn xảy ra khi ngày rụng trứng diễn ra gần ngày bắt đầu kỳ kinh, cụ thể là từ ngày 21 trở đi. Khi đó, việc xác định thời điểm quan hệ tình dục để tăng cơ hội mang thai trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, trứng rụng muộn cũng có thể không đạt chất lượng tốt, làm giảm khả năng thụ thai.
Có bốn nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng trứng muộn, bao gồm:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS có thể là nguyên nhân khiến quá trình sản xuất hormone androgen bị gián đoạn. Điều này dẫn đến việc trứng không thể được giải phóng và phát triển thành các nang nhỏ trong buồng trứng. Người mắc PCOS có thể không rụng trứng trong một số chu kỳ hoặc thậm chí ngừng rụng trứng hoàn toàn.
Tăng nồng độ prolactin trong máu: Prolactin thường được sản xuất để kích thích sự tiết sữa khi cho con bú. Tuy nhiên, tăng nồng độ prolactin trong máu có thể gây ra tình trạng rụng trứng muộn. Điều này có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị u lành tính ở não. Bên cạnh việc mất kinh, người mắc cũng có thể gặp khô âm đạo và tiết dịch từ vú, ngay cả khi không cho con bú.
Suy giáp: Khi tuyến giáp suy yếu và không sản xuất đủ lượng hormone, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị gián đoạn hoặc trứng rụng muộn.
Căng thẳng cực độ: Một số tình huống căng thẳng cực độ cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và gây ra rụng trứng muộn. Ví dụ như bạo lực gia đình, bệnh tình dục ở giai đoạn cuối hoặc bị mãn tính, bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng, hoặc rối loạn sau chấn thương (PTSD).
Rụng trứng muộn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ một cách đáng kể. Khi rụng trứng xảy ra muộn, có thể gây ra các vấn đề sau:
Chảy máu nhiều khi hành kinh: Hormone estrogen đạt đỉnh vào nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho niêm mạc tử cung dày lên và chứa nhiều máu. Quá trình rụng trứng kích hoạt sự giải phóng hormone progesterone, giúp hỗ trợ trứng thụ tinh. Nếu rụng trứng xảy ra muộn hoặc không xảy ra, estrogen vẫn tiếp tục được tiết ra, làm cho dây tử cung không ngừng phát triển. Kết quả là lớp niêm mạc này trở nên không ổn định và dễ bong ra, gây ra tình trạng kinh nguyệt ra nhiều.
Rủi ro về sức khỏe tử cung: Nếu niêm mạc tử cung không được giải phóng và thay thế đúng cách do rụng trứng muộn, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các vấn đề về sức khỏe tử cung, như polyps tử cung hoặc ung thư tử cung.
Khả năng thụ thai giảm: Rụng trứng muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Khi trứng không được giải phóng đúng thời điểm, việc thụ thai có thể trở nên khó khăn hơn do thời gian thích hợp để trứng được thụ tinh giảm đi.
Vì vậy, việc theo dõi và điều trị các vấn đề liên quan đến rụng trứng muộn là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tử cung và duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Đối với phụ nữ lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt, khả năng rụng trứng, hoặc sinh sản, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám phụ khoa. Dưới đây là những trường hợp bạn cần đi khám:
Trong trường hợp có bệnh lý tiềm ẩn, điều trị có thể giúp khôi phục quá trình rụng trứng và cải thiện khả năng thụ thai. Phương pháp điều trị bao gồm:
Trên đây là những thông tin về tình trạng rụng trứng muộn. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và biết chính xác nguyên nhân gây rụng trứng muộn. Đây là cách tốt nhất để bạn chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của mình.
Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu trứng không rụng và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.