Hormone estrogen: Vai trò và tác dụng đối với cơ thể con người
Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Hormone estrogen có ở nữ giới và cả nam giới, chiếm tỷ lệ nhiều hơn ở phái nữ. Hormone này được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng để quy định về giới tính và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp.
Đối với nữ giới, khi bước vào tuổi dậy thì, nồng độ hormone estrogen tăng lên làm thay đổi đặc trưng của cơ thể. Tuy nhiên, estrogen sẽ không thể tự sản sinh mãi trong cơ thể. Khi đến kỳ mãn kinh, hormone estrogen bị giảm dần gây ảnh hưởng đối với sức khỏe. Vậy hormone này đóng vai trò thế nào với cơ thể? Nếu bị thiếu hụt estrogen gây hệ lụy gì? Hãy tham khảo thông tin chi tiết dưới bài viết này của Nhà thuốc Long Châu.
Tổng quan về hormone estrogen
Hormone estrogen là hormone nội tiết tố nữ và được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng. Một số lượng nhỏ được sản xuất từ tế bào mỡ và tuyến thượng thận. Trong quá trình mang thai, nhau thai cũng tạo ra được estrogen.
Hormone estrogen được vận chuyển trong máu và di chuyển trên khắp cơ thể. Đây là chất giúp định hình giới tính ở nữ giới như phát triển ngực, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt,... Bên cạnh đó, hormone này có tầm quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề tình dục và sinh sản ở phái nữ. Estrogen giúp tăng cường kiểm soát cholesterol góp phần bảo vệ xương chắc khỏe và các hệ cơ quan khác trên cơ thể.
Estrogen chủ yếu có tác tác động đến vấn đề sinh lý, thanh đổi ngoại hình và sức khỏe, cụ thể như:
Tác động sinh lý: Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, tử cung, cổ tử cung và tuyến vú.
Tác động ngoại hình: Vóc dáng, khung xương, giọng nói,...
Tác động sức khỏe: Ảnh hưởng đến làn da, xương, tim, gan và thần kinh.
Những loại hormone estrogen chủ yếu
Hormone estrogen được phân loại thành 3 loại chính là: Estrone (E1), Estradiol (E2) và Estriol (E3).
Estrone (E1): Đây là loại estrogen yếu và được tìm thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Lượng nhỏ estrogen có trong các mô cơ thể, đặc biệt là cơ bắp và chất béo. Cơ thể có thể tự biến đổi Estrone qua Estradiol và từ Estradiol thành Estrone.
Estradiol (E2): Là loại estrogen mạnh nhất và được sản xuất bởi buồng trứng. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư, nội mạc tử cung,...
Estriol (E3): Là loại estrogen yếu thất. Đây là chất thải được tạo ra khi cơ thể dùng Estradiol. Quá trình mang thai là thời điểm duy nhất tạo ra lượng Estriol đáng kể. Tuy nhiên, Estriol sẽ không thể chuyển đổi thành Estrone hoặc Estradiol.
Nồng độ nội tiết tố estrogen ở mỗi giai đoạn
Ở nữ giới, nồng độ estrogen khác nhau dù có cùng kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, hormone estrogen cũng có sự thay đổi trong một ngày. Cụ thể các giai đoạn thay đổi nồng độ hormone estrogen như sau:
Giai đoạn dậy thì (độ tuổi dậy thì từ 12 – 16 tuổi): Đây là giai đoạn hàm lượng hormone estrogen dồi dào nhất. Hai buồng trứng ở nữ giới bắt đầu có sự giải phóng estrogen theo cùng kỳ kinh nguyệt. Ở mỗi kỳ kinh, nồng độ estrogen có thể tăng đột ngột ở nửa đầu chu kỳ làm kích thích rụng trứng và tụt xuống nhanh chóng sau khi trứng rụng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cơ thể bị thiếu hormone estrogen ở giai đoạn này làm chậm phát triển, rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng vấn đề sinh sản sau này.
Giai đoạn tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn chuyển tiếp trước khi phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh. Sự suy giảm hàm lượng hormone estrogen tự nhiên diễn ra ở thời điểm này và có kèm các biểu hiện thay đổi khác. Đến khi vào kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể bị tăng cân, kinh nguyệt bất thường, khô âm đạo, thay đổi về tính cách,...
Giai đoạn mãn kinh: Quá trình tụt giảm Estrogen diễn ra vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, nồng độ Estrogen có thể tụt thấp ở phụ nữ trẻ tuổi khi trải qua phẫu thuật buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật).
Thiếu hụt hormone estrogen gây ra hậu quả nào?
Nồng độ estrogen có thể bị biến đổi theo giai đoạn khác nhau, sau phẫu thuật hoặc điều trị cắt buồng trứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ở giới. Một số các vấn đề ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi thiếu hụt hormone estrogen như là:
Gây rối loạn kinh nguyệt: Kỳ kinh xảy ra không đều, lượng máu kinh thay đổi nhiều hoặc ít.
Khó thụ thai hoặc gây vô sinh: Hormone estrogen quá thấp gây cản trở rụng trứng và khó mang thai.
Vấn đề loãng xương: Nồng độ estrogen thấp gây giảm mật độ xương gây tình trạng loãng xương hoặc xương yếu.
Khô hạn “cô bé”: Sự suy giảm chất dịch bôi trơn trong âm đạo làm khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục,...
Thay đổi tâm trạng: Thường xuyên cảm thấy cáu gắt, khó chịu, nóng nảy và trầm cảm do suy giảm sản xuất Serotonin - hormone hạnh phúc.
Làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...
Làm thế nào để xét nghiệm estrogen?
Việc xét nghiệm hormone estrogen giúp chẩn đoán các tình trạng liên quan đến sức khỏe ở nữ giới. Khi mang thai, xét nghiệm này được dùng để chẩn đoán những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thông qua xét nghiệm, estrogen có nồng độ chính xác để giám sát và điều trị vô sinh ở phụ nữ.
Hiện nay, 2 phương pháp chính để xét nghiệm estrogen là phương pháp xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.
Phương pháp xét nghiệm máu: Người bệnh không cần nhịn ăn khi xét nghiệm bằng cách lấy máu. Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone cần thông báo trước với bác sĩ. Để lấy máu, nhân viên y tế lấy từ tĩnh mạch trên tay của bệnh nhân bằng kim nhỏ. Khi thu được lượng máu vừa đủ sẽ đưa về phòng thí nghiệm và nhận kết quả sau 2 tiếng.
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu: Bệnh nhân sẽ được cung cấp hộp đựng để lấy nước tiểu và hướng dẫn bảo quản mẫu. Người bệnh cần lấy toàn bộ nước tiểu trong khoảng 24 tiếng. Khi bắt đầu lấy mẫu, lần nước tiểu đầu sẽ được bỏ. Trong 24 tiếng tiếp theo, người bệnh cần thu thập nước tiểu vào hộp đựng và bảo quản đúng cách. Sau khi hết thời gian, bệnh nhân cần đem lọ đựng đến bệnh viện hay phòng thí nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ở nữ giới, hormone estrogen mang tầm quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp. Sự thay đổi hàm lượng hormone estrogen có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể. Vì vậy, phụ nữ cần có phương pháp phù hợp để bổ sung và tăng estrogen. Hy vọng bài viết sẽ mang đến giá trị tham khảo đối với các độc giả.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.