Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mẩn ngứa là vấn đề về da rất phổ biến ở trẻ em. Những nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy có thể mọc thành từng mảnh hoặc lẻ tẻ như muỗi đốt khiến trẻ rất khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bố mẹ nên biết được chúng để có cách phòng tránh, xử lý thích hợp khi trẻ bị nổi mẩn ngứa.
Những nốt mẩn đỏ mọc khắp người sẽ khiến bé con cảm thấy ngứa ngáy nên thường dẫn đến việc quấy khóc, chán ăn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn ngứa nhé!
Tình trạng trẻ bị nổi mẩn ngứa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Bột giặt còn tồn dư trong quần áo có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa
Các nốt đỏ ngứa ngáy có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân nên bố mẹ cần luôn nắm được cách chăm sóc thích hợp cho trẻ trong thời gian bệnh, đảm bảo sự phát triển an toàn của trẻ.
Bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh kể trên để tránh cho tình trạng mẩn ngứa nặng thêm hoặc lây lan cho những đứa trẻ khác. Hạn chế để trẻ đi ra ngoài lúc có gió, đến những nơi không khí ô nhiễm, có phấn hoa hoặc những nơi đông người. Các vật dụng như áo lông, thảm len nên được cách ly khỏi khu vực sinh hoạt của bé.
Nếu gia đình có nuôi thú cưng thì bố mẹ nên nhốt chúng ở một nơi cố định và nhắc nhở trẻ không nên chơi đùa với chúng khi đang bị bệnh. Lông động vật có thể bay vào những nốt mẩn bị vỡ, gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Ngoài ra, những vi sinh vật ký sinh trên cơ thể động vật cũng có thể lây sang da trẻ và gây bệnh.
Nhắc nhở trẻ không chơi đùa với thú cưng khi đang bị bệnh
Nhiều phụ huynh cho rằng tắm khi trẻ bị nổi mẩn ngứa sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn. Thế nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Tắm rửa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giúp da sạch sẽ và hấp thụ các loại thuốc bôi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý tắm cho trẻ bằng nước ấm, dùng các loại sữa tắm trẻ em và lau khô sau khi tắm xong.
Khi trẻ bị nổi mẩn ngứa, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu protein, đặc biệt là sữa vì nó sẽ khiến cơ thể giải phóng nhiều histamin, làm trẻ càng ngứa hơn. Đồng thời phụ huynh cũng nên tránh chế biến những món ăn cay, nóng, nhiều chất béo hoặc chứa những nguyên liệu dễ gây dị ứng cho trẻ. Thay vào đó, hãy bổ sung rau xanh (thanh nhiệt giải độc), tỏi (làm dịu vết mẩn đỏ, giảm ngứa), nghệ (tiêu viêm, giảm bong tróc), trà xanh, nước gừng,... để bé con mau hết bệnh.
Ăn nhiều rau xanh để giảm tình trạng ngứa ngáy
Da trẻ em thường rất nhạy cảm nên bố mẹ cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng thành phần sản phẩm kem bôi ngoài da cho trẻ. Tốt nhất, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da trẻ.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả thuốc, bạn nên làm sạch vùng da bị ngứa của trẻ trước khi bôi thuốc. Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ Starmed được làm từ 100% cotton không dệt, trải qua quy trình tiệt trùng kép nên đảm bảo an toàn khi sử dụng, đem lại cảm giác mềm mại trên da bé. Bố mẹ có thể dùng khăn để lau nhẹ vùng da bị nổi mẩn ngứa của trẻ trước khi sử dụng các loại kem bôi ngoài da để tăng hiệu quả điều trị.
Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ Starmed đảm bảo an toàn khi sử dụng
Trẻ bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng rất phổ biến nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách đối phó, nhất là với những ai lần đầu làm bố mẹ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn biết cách chăm sóc bé con của mình một cách hiệu quả khi gặp phải tình trạng như vậy. Chúc bé yêu của bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.