Bệnh hắc lào tái phát nhiều lần có thể không gây nguy hiểm cho người mắc bệnh, nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, ngoại hình, thẩm mỹ khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Vì thế việc hiểu được nguyên nhân và biết cách trị dứt điểm căn bệnh hắc lào tái phát là một điều vô cùng cần thiết.
Hắc lào tái phát nhiều lần khiến chất lượng cuộc sống giảm sút rất nhiều.
Nguyên nhân khiến hắc lào tái phát nhiều lần?
Hắc lào là căn bệnh nấm da phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Đây là một dạng tổn thương của lớp sừng dưới da do nhiễm phải chủng nấm sợi Dermatophytes cùng với hơn 40 loài vi nấm khác, tiêu biểu nhất là Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Cả người lớn lẫn trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh.
Sau khi nhiễm bệnh, trên da bệnh nhân sẽ xuất hiện các vùng da hình tròn bề mặt đỏ, đi kèm với các vảy bong trên da và mụn nước vây quanh khiến người bệnh cảm thấy ngứa dữ dội. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu biết cách điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp tình trạng hắc lào tái phát nhiều lần, tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, vẻ ngoài thẩm mỹ. Do đó người bệnh cần xác định nguyên nhân khiến bản thân mắc hắc lào và có phương hướng điều trị triệt để.
Hệ miễn dịch suy giảm
Miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để vi nấm xâm nhập vào cơ thể và tiến triển thành hắc lào mãn tính tái phát lại nhiều lần. Vì sao lại như vậy?
Thông thường ở người khỏe mạnh có hệ miễn dịch ổn định, các tế bào miễn dịch Lympho sẽ kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của chủng nấm Dermatophytes trên da sẽ bị ức chế hoàn toàn khi sử dụng thuốc từ lần đầu tiên bị.
Hắc lào tái phát nhiều lần do chủng nấm Dermatophytes chưa được điều trị triệt để.
Ngược lại những người có hệ miễn dịch kém, không đủ mạnh để ức chế vi nấm nên có thể sẽ còn tồn tại một lượng vi nấm nhỏ trong lớp sừng dưới da ngay cả khi đã điều trị dứt điểm. Chúng sẽ nằm im dưới da và đợi điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục sinh sôi và gây tái phát nhiều lần. Những người có bệnh nền thường sẽ có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, người đã từng nhiễm HIV/AIDS,…
Điều trị hắc lào không đúng cách
Các loại vi khuẩn, vi nấm đều có khả năng kháng thuốc và tái nhiễm trở lại. Ngoài ra, tình trạng hắc lào tái phát còn do cách điều trị chưa đúng. Một số sai lầm khiến bệnh hắc lào tái phát nhiều lần:
Tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự thăm khám, tư vấn từ bác sĩ sẽ khiến các vi nấm có nguy cơ kháng thuốc, dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, chữa trị chưa triệt để. Ngưng thuốc ngay khi thấy triệu chứng suy giảm. Tình trạng này sẽ khiến hắc lào tái phát nhiều lần sau một thời gian điều trị.
Chủng nấm sợi Dermatophytes chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn khi dùng thuốc liên tục từ 1 - 2 tháng. Vi nấm có thể tiếp tục phát triển và tái phát nhiều lần nều bạn sử dụng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc quá sớm. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị chứng hắc lào tái phát nhiều lần.
Không có chế độ kiêng cử sau lần mắc bệnh đầu tiên
Phần lớn bệnh nhân bị hắc lào tái phát thường lơ là, không có chế độ kiêng cử sau khi khỏi bệnh lần đầu. Trên thực tế, hiệu quả các phương pháp y tế sẽ không có hiệu quả cao khi bạn không kết hợp với chế độ chăm sóc, kiêng cử hợp lý.
Những người sinh sống trong môi trường ô nhiễm, thói quen vệ sinh không đúng cách và chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ cao tái phát hắc lào so với người bình thường có chế độ kiêng khem tốt.
Một vài trường hợp vi nấm có thể phát triển qua nguồn lây trung gian như mền, gối, quần áo,… Do đó để điều trị triệt để, người bệnh cần vệ sinh kỹ các dụng cụ, vật dụng cá nhân bằng nước nóng 100 độ C trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hoặc bôi muối Iot 2 ngày/ lần và phơi dưới nhiệt độ cao để loại trừ hoàn toàn các vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
3 cách hỗ trợ chữa trị hắc lào hiệu quả
Bên cạnh các sản phẩm thuốc bôi, uống tân dược, còn có một số cách hỗ trợ giúp chữa trị hiệu quả hắc lào tái phát đã được nhiều người áp dụng.
Lưu ý: Một số mẹo sau đây chỉ có vai trò hỗ trợ, không thể tiêu diệt hoàn toàn được các loài vi nấm gây bệnh. Mọi người cần có sự kết hợp từ nhiều loại thuốc tân dược để đạt hiệu quả cao hơn.
Dùng cồn BSI, ASA chữa hắc lào tái phát
Cồn BSI và ASA thường được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị hắc lào với công dụng bào mòn lớp da bị tổn thương rất nhanh. Tuy nhiên sản phẩm này không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh.
Thời gian chữ trị bằng cồn đặc hiệu thường chỉ từ 1 - 2 tuần, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Việc bào mòn nhanh lớp da bị hắc lào sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lây nhiễm vi nấm sang các vùng da khác. Quá trình điều trị của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chữa hắc lào bằng lá trầu không và bồ kết
Sử dụng lá trầu không và bồ kết là mẹo dân gian được nhiều người sử dụng để trị hắc lào. Công dụng nổi tiếng nhất là khả năng kích được các vi nấm mầm bệnh, rượu tỏi và cồn asa không làm được.
Những ai thường xuyên bị hắc lào tái phát nhiều lần, việc kích mầm là điều cần thiết để trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên hiệu quả sẽ không xảy ra một sớm một chiều mà bạn cần phải kiên trì sử dụng tối thiều từ 2 - 3 tháng.
Lá trầu không và bồ kết là bài thuốc dân gian hỗ trợ trị hiệu quả bệnh hắc lào.
Bài thuốc dân gian từ rượu tỏi chữa hắc lào mãn tính
Bài thuốc từ rượu tỏi có thể hỗ trợ bạn chữa trị hiệu quả hắc lào tái phát, da có nổi thành mảng dày hoặc đóng thành nhiều lớp vẫn có thể cạy ra rồi bôi thuốc rượu tỏi lên nhé.
Hiệu quả của rượu tỏi có tác dụng hiệu quả từ 4 - 7 ngày lớp sừng bắt đầu giảm dần. Bạn cần kiên trì bôi từ 2 - 3 tuần để lớp sừng bám trên da hết hẳn. Bạn kết hợp sử dụng các thuốc bôi và uống sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn.
Hắc lào tái phát nhiều lần có thể sẽ được chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh cần phải tuân thủ theo liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ cùng các chế độ kiêng cử. Không nên vội vàng ngưng thuốc khi thấy dấu hiệu dần tốt lên. Đặc biệt phải sử dụng thuốc ít nhất trong vòng 2 tháng. Có nhiều trường hợp từng mắc hắc lào tái phát nhiều lần đã đáp ứng thuốc rất tốt khi sử dụng thuốc bôi, uống và chăm sóc đúng cách.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp