Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là hệ quả do rối loạn ăn uống, căng thẳng thần kinh, sụt cân đột ngột,…
Dậy thì là độ tuổi cơ thể có những thay đổi khác biệt về vóc dáng và cơ quan sinh sản. Ở độ tuổi này, nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh kế tiếp. Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được xem là hiện tượng bình thường vì ở độ tuổi này nội tiết tố chưa thực sự ổn định. Vậy phải làm sao để khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều?
Dậy thì là giai đoạn cơ thể có những thay đổi đột ngột về mặt sinh lý và tâm lý. Chính vì vậy, hiện tượng kinh nguyệt không đều ở lứa tuổi này được xem là tình trạng bình thường và hiếm khi là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì:
Khi bước vào tuổi dậy thì, các hormone đặc trưng ở phái nữ như progesterone và estrogen có xu hướng tăng cao đột ngột. Các hormone này giúp nữ giới phát triển cơ quan sinh dục, khả năng mang thai và hình thành các đặc điểm giới tính. Tuy nhiên ở giai đoạn dậy thì, lượng hormone trong cơ thể chưa thực sự ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt có các dấu hiệu bất thường như lượng máu quá nhiều/ quá ít, vòng kinh ngắn/ dài,…
Kinh nguyệt bị chi phối trực tiếp bởi hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Vào một thời điểm cụ thể trong tháng, vùng dưới đồi sẽ bắt đầu giải phóng hormone Gn-RH, sau đó hormone này kích thích tuyến yên sản sinh LH và FSH. FSH kích thước trứng ở nang noãn phát triển và gia tăng kích thước. Cùng lúc đó, LH kết hợp với FSH làm nang noãn chín hoàn toàn và kích thích hiện tượng phóng noãn.
Sau khoảng 14 ngày kể từ ngày phóng noãn (hay còn được gọi là ngày rụng trứng), hormone estrogen và progesterone sụt giảm khiến niêm mạc tử cung cùng với nang noãn được đào thải ra âm đạo (được gọi là kinh nguyệt). Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở độ tuổi dậy thì được xác định là do một hoặc nhiều rối loạn xảy ra trong cơ chế trên.
Chế độ ăn uống không phù hợp được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Không giống với các độ tuổi khác, tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chính vì vậy nếu không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, cơ thể có thể bị sụt cân, phát triển chậm và ảnh hưởng đến cơ chế hình thành kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên bổ sung các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... có thể khiến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố và khiến rối loạn kinh nguyệt.
Ở độ tuổi dậy thì, nữ giới có thể bị căng thẳng thần kinh do áp lực từ việc học và kỳ vọng từ gia đình. Không giống với những độ tuổi khác, dậy thì là thời điểm tâm lý khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi hành động, lời nói từ những người xung quanh. Chính vì vậy ở độ tuổi này, cả nữ giới lẫn nam giới đều dễ bị stress và gặp phải một số vấn đề tâm lý như rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm lý, hành vi,…
Hệ thần kinh bị căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng học tập mà còn tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy, các vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và tuyến yên (các cơ quan chi phối hoạt động sản sinh nội tiết của cơ thể). Hoạt động của các cơ quan này bị rối loạn dẫn đến hiện tượng vòng kinh không đều, thống kinh, thiểu kinh,…
Như đã đề cập, dậy thì là độ tuổi cơ thể có những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ở giai đoạn này, phụ huynh cần theo sát con trẻ để hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và bảo vệ bản thân. Thực tế cho thấy, cả nam giới lẫn nữ giới ở độ tuổi này có xu hướng tò mò về những vấn đề tình dục dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn hoặc sử dụng thuốc tránh thai quá sớm.
Khi mang thai, nang noãn sẽ kết hợp với tinh trùng tạo thành phôi. Chính vì vậy, lúc này sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt như bình thường. Do đó ở một số trường hợp, vòng kinh dài bất thường có thể là dấu hiệu mang thai. Để chắc chắn, nữ giới có thể kiểm tra bằng cách sử dụng que thử thai.
Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể tự thuyên giảm sau 2 - 3 năm mà không cần can thiệp. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nữ giới. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học có thể cải thiện các rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp cơ thể phát triển nhanh chóng, tăng cường sức khỏe và chức năng miễn dịch.
Cách ăn uống giúp điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới ở độ tuổi dậy thì:
Căng thẳng, rối loạn tâm lý, cảm xúc,... là các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống, nữ giới nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tập luyện. Không chỉ đem lại lợi ích đối với hệ thống nội tiết, lối sống lành mạnh còn giúp tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và phòng ngừa các vấn đề tâm lý bất thường.
Thói quen sinh hoạt và tập luyện giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì:
Ở tuổi dậy thì, nữ giới chưa có đủ nhận thức và kinh nghiệm trong việc vệ sinh vùng kín. Chính vì vậy, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa. Trong một số ít trường hợp, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể là hệ quả do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…
Cách chăm sóc vùng kín cho nữ giới trong độ tuổi dậy thì:
Đối với trường hợp bị thiếu máu hoặc thống kinh, có thể sử dụng một số loại thuốc và viên uống bổ sung để cải thiện:
Viên uống chứa sắt: Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Đối với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do thiếu máu, có thể sử dụng viên uống chứa sắt để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe.
Thuốc chống viêm, giảm đau: Nếu bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, nữ giới có thể dùng một số loại thuốc chống viêm và giảm đau như Paracetamol, Diclofenac hoặc Spasmaverine (thuốc giảm đau chống co thắt). Các loại thuốc này đều có thể sử dụng mà không cần kê toa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên trao đổi kỹ lưỡng với dược sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc bổ sung hormone và các loại thuốc đặc hiệu khi chưa tham vấn y khoa.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng này có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa và một số vấn đề sức khỏe bất thường.
Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm khi cải thiện tại nhà hoặc có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên chủ động đưa con trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời nên theo sát con cái, thấu hiểu và đồng cảm với trẻ để hạn chế các rủi ro không đáng có trong giai đoạn dậy thì.
Bảo Hân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.