Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người nghĩ rằng nam giới, những người hay hút thuốc và sử dụng bia rượu mới có nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Tuy nhiên ung thư vòm họng ở phụ nữ cũng là tình trạng phổ biến. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư vòm họng ở phụ nữ mà bạn nên biết.
Ung thư vòm họng ở nữ có xu hướng ngày càng tăng, bệnh ác tính và có diễn biến nhanh. Vì vậy những người thường xuyên hút thuốc, uống bia rượu, ăn nhiều đồ ướp muối cần được kiểm soát để không bị mắc bệnh.
Những nhóm đối tượng phụ nữ dưới đây có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng:
Yếu tố di truyền: Ung thư vòm họng là bệnh có thể di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư vòm họng thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường.
Ăn nhiều đồ lên men: Những người thường xuyên ăn thực phẩm lên men và ướp muối. Vì những loại thực phẩm lên men này nhiều nitrat và nitrit. Đây là những chất độc hại khi phản ứng với protein tạo thành hợp chất nitrosamine, làm tổn thương cấu trúc DNA của tế bào hầu họng. Khi bạn ăn những thực phẩm này quá nhiều, chất độc sẽ tích tụ lâu ngày và gây bệnh.
Sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu: Bạn có biết rằng trong khói thuốc lá chứa hơn 70.000 chất độc. Mặc dù số lượng phụ nữ hút thuốc ít nhưng lại là nhóm đối tượng thường xuyên phải hít khói thuốc thụ động. Chất độc trong khói thuốc phá hỏng các gen trong tế bào, gây đột biến gen trong quá trình phân chia, lâu dần hình thành các khối u. Những người thường xuyên hút thuốc lá, hít phải khói thuốc và uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần người bình thường.
Người bị bệnh tai mũi họng mãn tính: Phụ nữ mắc các bệnh mãn tính về tai mũi họng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Do đó cần điều trị triệt để bệnh triệt để tránh biến chứng thành ung thư.
Người nhiễm virus EPV: Khi hệ miễn dịch cơ thể của bạn yếu là điều kiện thuận lợi để virus EPV xâm nhập. Chúng sẽ tấn công các tế bào, làm thay đổi cấu trúc gen và hình thành các tế bào ung thư.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: Nếu công việc đặc thù của bạn làm trong môi trường có hóa chất độc hại như bụi gỗ, sơn công nghiệp, các loại keo dán,… đều làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Bệnh nhân ung thưvòm họng thường có dấu hiệu đau nửa đầu, đau trong hốc mắt, đau âm ỉ. Vì là dấu hiệu ban đầu nên bệnh đôi khi rất khó để chẩn đoán. Theo một số nghiên cứu về bệnh nhân ung thư vòm họng với triệu chứng duy nhất là đau đầu, hầu hết bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán liên quan đến mạch máu và thần kinh. Nhưng những bệnh nhân này đã được điều trị bằng thuốc mà không đỡ nên đi khám và chụp cộng hưởng sọ não (MRI) phát hiện tổn thương vòm họng xâm lấn lên não, kết hợp bác sĩ tai mũi họng nội soi sinh thiết khối u vòm để chẩn đoán bệnh.
Vì vòm họng được kết nối với tai qua ống Eustachian, nên sự phát triển của khối u vòm họng có thể làm tắc ống và gây khó chịu cho tai. Bệnh nhân có thể cảm thấy ù tai hoặc đau một bên. Lúc đầu các triệu chứng chỉ thoáng qua, đột ngột xuất hiện và tự nhiên biến mất khiến người bệnh không để ý. Khi các triệu chứng nặng dần làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày người bệnh mới đi khám và chẩn đoán. Khi khám nội soi tai mũi họng sẽ phát hiện khối u hình thành cùng bên với tai bị tổn thương, màng nhĩ bị co kéo hoặc có dịch trong tai giữa.
Do tai mũi họng được liên thông với nhau nên bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bị chảy máu mũi hoặc chảy xuống cổ họng và khạc nhổ máu ra ngoài qua đường miệng. Các triệu chứng kèm theo có thể là: Nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu tần suất nhiều hơn hoặc máu khó cầm thì nên đi khám.
Nổi hạch ở cổlà dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng nằm ở góc sau hàm, thường cùng bên với khối u. Hạch lúc đầu nhỏ, sau to dần, sờ thấy cứng, ấn vào không thấy đau, sau này thì dính vào các cơ và da xung quanh.
Trên đây là những dấu hiệu ung thư vòm họng ở phụ nữ mà ai cũng cần biết không chỉ là phụ nữ. Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểmchết người nhưng có thể phòng tránh được bằng những thói quen đơn giản hàng ngày. Để phát hiện bệnh sớm và điều trị thì bạn cần phải tạo thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Việc phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả điều trị bệnh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.