Chấn thương sọ não là những tổn thương sọ não do va chạm mạnh vào đầu thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh và cả thân nhân người bệnh. Đặc biệt chấn thương sọ não kín ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng nếu không kịp thời cứu chữa. Nhận biết những dấu hiệu chấn thương sọ não và khẩn cấp sơ cứu chấn thương sọ não nặng sẽ giúp cứu sống tính mạng nạn nhân.
Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương sọ não
Tùy thuộc vào từng loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương đó ta sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc phát triển chậm. Đối với những người bị chấn thương sọ não nhẹ có thể còn hoặc mất ý thức trong một thời gian ngắn.
Các triệu chứng liên quan khác gồm:
- Đau đầu, rối loạn hành vi.
- Có cảm giác choáng váng.
- Chóng mặt, hoa mắt, ù tai và mệt mỏi.
- Bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc.
- Gặp rắc rối với trí nhớ, sự tập trung, sự chú ý hay suy nghĩ.
- Chấn thương sọ não vừa hoặc chấn thương sọ não nặng cũng có thể gây ra nhức đầu dữ dội, nôn mửa, buồn nôn, co giật, không có khả năng thức dậy, giãn đồng tử, và nói lắp…
- Suy nhược nặng hay tê liệt, mất phối hợp, tăng sự nhầm lẫn hay cảm giác bồn chồn, kích động.
Nếu bạn bị chấn thương đầu, sau đó cảm xuất hiện những thay đổi về hành vi bản thân và tình trạng sức khỏe xấu thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và thăm khám xem đã bị chấn thương sọ não nhẹ hay chấn thương sọ não nặng, cần kịp thời phẫu thuật để cứu chữa.
Hình ảnh chấn thương sọ não nặng khi hộp sọ nứt gãy, xương chấn thương nghiêm trọng
Những phương pháp dùng để điều trị chấn thương sọ não
-
Những người chỉ bị chấn thương sọ não nhẹ có thể chỉ cần quan sát điều trị làm mất triệu chứng.
-
Nên đánh thước bệnh nhân mỗi 2 tiếng để kiểm tra các dấu hiệu chấn thương sọ não, nâng cao đầu và cho bệnh nhân dùng thuốc an thần giúp kiểm soát bệnh.
-
Trong trường hợp áp lực trong sọ não tăng và sưng não, người bệnh sẽ được theo dõi các chức năng và truyền mannitol tĩnh mạch.
-
Nếu bị chảy máu nhiều hoặc nặng có thể cần phải nhờ đến phẫu thuật can thiệp
-
Tiến trình làm sạch vết thương mở và rửa các tổn thương bên trong giúp giảm khả năng nhiễm trùng.
Sơ cứu người bị chấn thương sọ não nặng
Chấn thương sọ não kín
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, chú ý giữ cột sống cổ và lưng không bị gập lại lúc di chuyển.
- Bất động bệnh nhân trên cáng cứng, nằm ngửa.
- Tuyệt đối không được cho nạn nhân tự đi, tự ý di chuyển hay xê dịch.
- Khơi thông đường thở: móc đất cát, lau sạch nhớt rãi trong miệng người bệnh nhân.
- Chuyển bệnh nhân về tuyến sau trong tư thế nằm ngửa trên cáng cứng để đầu nằm ngiêng sang một bên, trên đường đi bệnh nhân nên được theo dõi đánh giá bằng thang điểm Glasgow (do người hộ tống thực hiện).
Vết thương sọ não
Nếu không thấy não trồi ra và bệnh nhân tỉnh
- Cắt tóc xung quanh vết thương của bệnh nhân.
- Rửa vết thương bằng nước oxy già hoặc nước muối pha loãng (mặn như nước mắt).
- Dùng gạc hoặc bông sạch lấy dị vật rồi băng vết thương.
- Thuốc kháng sinh và thuốc phòng chống uốn ván.
- Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Bất động trên cáng cứng và đầu nghiêng sang một bên.
Cần sơ cứu người bị chấn thương sọ não nặng đúng cách
Nếu hôn mê và não trồi ra
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng.
- Lau sạch nhớt rãi trong miệng bệnh nhân.
- Lấy 1 bát sạch úp lên miệng vết thương và băng lại. Không được rửa và bôi bất cứ thứ gì lên vết thương, tuyệt đối không ấn não trở lại hộp sọ.
- Kháng sinh và thuốc phòng chống uốn ván.
- Bất động bệnh nhân trên cáng cứng nằm đầu nghiêng sang một bên và chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Vết thương phần mềm
- Cắt tóc quanh vết thương của bệnh nhân.
- Rửa sạch vết thương bằng nước oxy già hoặc nước muối pha loãng.
- Dùng gạc hoặc bông sạch gạt lấy dị vật.
- Cắt lọc làm phẳng bờ mép và khâu vết thương, khâu cầm máu đặc biệt có ý nghĩa trong vết thương lột da đầu.
- Kháng sinh và thuốc chống uốn ván.
- Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
Chế độ sinh hoạt phù hợp hàng ngày phòng tránh bị chấn thương sọ não
Bạn có thể giảm nguy cơ bị chấn thương não và đặc biệt là chấn thương sọ não nặng nếu thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây:
- Mang trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông và các môn thể thao tránh va chạm vùng đầu.
- Tuân thủ đúng theo tín hiệu giao thông.
- Nếu gia đình có trẻ nhỏ bị chấn thương vùng não, đảm bảo rằng trẻ được chăm sóc y tế và luôn được theo dõi sau khi bị chấn thương đầu, đặc biệt là sau chấn động mạnh.
- Không sử dụng các chất có cồn khi tham gia giao thông để tránh tai nạn giao thông.
Nếu đau đầu nghiêm trọng thì cần tái khám để bác sĩ kịp thời phát hiện bệnh
Ngoài ra, bạn có thể nhắc người thân cùng thực hiện để phòng tránh chấn thương sọ não. Nếu sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng hiện tại bình thường, đó là một dấu hiệu khả quan. Bệnh nhân nên ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và báo ngay lại với bác sĩ chữa trị nếu có bất kì triệu chứng gì bất thường như: Đau đầu, chân tay yếu mỏi, xuất hiện những cơn co giật.
Nhân Tâm