Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp phòng bệnh hiệu quả

Ngày 13/05/2018
Kích thước chữ

Sởi là dịch bệnh vô cùng nguy hiểu, xảy ra phổ biến ở trẻ em. Nhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp bạn có cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Sởi là dịch bệnh vô cùng nguy hiểu, xảy ra phổ biến ở trẻ em. Nhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp bạn có cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Nhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp phòng bệnh hiệu quả 1Bệnh sởi là căn bệnh có tốc độ lây lan cao, xảy ra ở người lớn và trẻ em.

1. Hiểu đúng về bệnh sởi

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, có tốc độ lây lan chóng mặt, một người có thể lây cho 20 người khác, nếu không được kiểm soát tốt có thể trở thành dịch. 
Bệnh sởi xảy ra ở các người lớn và trẻ em. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu hơn. Người lành bệnh dễ dàng bị lây nhiễm virus gây bệnh sởi khi tiếp xúc với người bệnh đang hắt hơi, ho, nói chuyện. Các virus gây bệnh sẽ đi vào không khí và bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu hít phải chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lây bệnh nếu tiếp xúc qua đồ dùng, quần áo của người bệnh.

Biến chứng nặng nề nhất khi trẻ em bị nhiễm sởi là gây các bệnh nhiễm trùng não, đông kinh, các bệnh thường gặp nhất là viêm hô hấp, viêm tai giữa. Những căn bệnh này cũng chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.

Nhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp phòng bệnh hiệu quả 2Bệnh sởi gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên phân biệt chính xác các dấu hiệu của bệnh sởi và sốt phát ban để có cách chữa trị phù hợp nhất. Vì trên thực tế, dấu hiệu của 2 bệnh này cũng khá dấu nhau.

Người bị nhiễm sởi thường có các biểu hiện như sốt 38 – 39 độ C và sốt liên tục kèm theo các biểu hiện như chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, phù mi nhẹ, ho, ho khan, tiêu chảy, có những chấm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên niêm mạc má, có thể quan sát thấy khi trẻ há miệng. Sau đó vài ngày, trẻ có biểu hiện phát ban, xuất hiện các ban màu hồng nhạt ở vị trí sau tai rồi đến má, ngực, cổ, các chi, lưng, sau đó lan rộng ra toàn thân. Ngoài ra, trẻ nhiễm bệnh sởi cũng có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn. Trường hợp nhẹ, các ban sẽ lành và trẻ khỏi bệnh sau khoảng một tuần kể từ khi xuất hiện các nốt ban.

2. Các yếu tố nguy cơ bệnh sởi

nhan-biet-yeu-tNhận biết yếu tố nguy cơ bệnh sởi giúp phòng bệnh hiệu quả 3Trẻ em đã tiêm phòng nhưng chưa có hệ miễn dịch cũng có yếu tố nguy cơ bệnh sởi.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh sởi cao nhất và xảy ra phổ biến ở trẻ em. Dưới đây nhóm các đối tượng có yêu tố nguy cơ bệnh sởi.

  • Trẻ em: Đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất do hệ miễn dịch yếu kém nên dễ bị các virus xâm nhập gây bệnh.
  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ trong thời gian có thai cũng có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu hơn nên đây cũng là nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh sởi.
  • Người chưa có hệ miễn dịch với sởi: Người chưa từng mắc bệnh sởi và chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh sởi rất hiếm gặp ở người đã tiêm phòng hoặc nếu có, bệnh cũng không nặng và không gây biến chứng.
  • Trẻ đã tiêm vắc-xin chủng ngừa bệnh nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch: Có thể thấy những năm gần đây tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sởi có xu hướng gia tăng mặc dù trẻ đã được tiêm phòng chủng ngừa bệnh.
  • Người thiếu vitamin A: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hấp thụ ít vitamin A thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

Tóm lại, sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Hầu hết đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh sởi là do hệ miễn dịch yếu, trong đó tỷ lệ mắc sởi cao nhất vẫn là trẻ em. Tiêm phòng là biện pháp an toàn bảo vệ con khỏi dịch bệnh nguy hiểm này, vậy nên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để tăng hiệu quả phòng bệnh nhé!

Thủy Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi