Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt miệng gây ra bởi một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng, có tên khoa học là Helicobacter pylori. Đây là một bệnh nhẹ thường sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng dễ tái phát nhiều lần nếu bạn không có cách chăm sóc răng miệng và ăn uống phù hợp.
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20. Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần, gây nhiều bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống của người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng tránh hiệu quả.
Ngoài ra một nguyên nhân bạn ít nghĩ đến nhưng nó có thể là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh răng miệng, đó là stress. Khi tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ làm suy yếu sự hoạt động của hệ miễn dịch trở, làm những bệnh như viêm miệng, lưỡi, lợi nặng hơn và xuất hiện những nốt nhỏ là nhiệt miệng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để làm sạch những thức ăn bám vào kẽ răng gây bệnh răng miệng và nhiệt miệng. Muốn hạn chế nguy cơ nhiệt miệng bạn cần có một chiếc bàn chải tốt và kem đánh răng phù hợp. Bàn chải đánh răng rất quan trọng, bạn nên chọn loại có lông mịn, mềm mại để chải răng. Có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa với những vùng răng khó vệ sinh. Với kem đánh răng thì bạn nên chọn những loại chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong. Sau khi đánh răng nên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng khoảng 15 giây rồi nhổ ra.
Ngay khi cắn phải môi khi ăn hoặc khi hoạt động, bạn phải nhanh chóng ngậm một viên nước đá nhỏ để làm dịu đi vết thương và giảm tình trạng sưng viêm. Lúc này nên ăn uống nhẹ nhàng và thanh đạm, tránh va vào vết thương dẫn đến hình thành nhiệt miệng.
Ăn uống đầy đủ mỗi ngày và đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt nên ăn nhiều những loại rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp cho hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn từ đó phòng tránh nhiệt miệng. Ăn sữa chua mỗi ngày giúp bổ sung những lợi khuẩn cho niêm mạc miệng, giúp sẽ đi qua khoang miệng và giúp cho những nốt nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Hạn chế ăn đồ chiên xào cay nóng, nhiều dầu mỡ và những loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều gia vị dễ gây kích ứng niêm mạc miệng. Nên uống nhiều nước mỗi ngày, dòng nước đi qua khoảng miệng sẽ loại bỏ đi những cặn bã tích tụ trong miệng và giúp cơ thể đào thải độc tố một cách tốt nhất, hạn chế gây nóng trong người gây nhiệt miệng. Đặc biệt vào những hôm thời tiết nóng bức bạn cần nên uống nhiều nước, khoảng 2,5l mỗi ngày.
Không được sử dụng những loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
Thay đổi suy nghĩ, sống tích cực hơn và học cách suy nghĩ đơn giản trong mọi vấn đề, giúp đầu óc chúng ta không bị căng thẳng quá mức.
Vận động tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày như luyện tập bài tập yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đánh cầu, bơi lội, giảm những yếu tố căng thẳng của cơ thể, giúp giải phóng endorphin cải thiện tâm trạng và làm giảm nguy cơ nhiệt miệng hiệu quả.
Ngủ đủ và đúng giấc, thức dậy sớm tập thể dục và ăn uống với chế độ xanh được nghiên cứu giúp phòng ngừa stress hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể sẵn sàng chiến đấu với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.