Cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết
Ngày 19/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều cách chữa nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả tại nhà. Bài viết này sẽ giới thiệu một số cách phổ biến để bạn áp dụng mỗi khi bị nhiệt miệng.
Hầu hết mọi người trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác đau rát khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Những vết loét trong miệng tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống và giao tiếp. Vậy làm thế nào để chữa trị nhiệt miệng hiệu quả? Bài viết này sẽ chia sẻ một số cách chữa nhiệt miệng giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu này.
Nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Nhiệt miệng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện, vệ sinh răng miệng. Có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiệt miệng như:
Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm và dẫn đến sự hình thành của các vết nhiệt miệng.
Các chấn thương nhỏ trong miệng do cắn vào má, đánh răng quá mạnh hoặc do các vật cứng trong miệng như niềng răng, hàm giả cũng là nguyên nhân phổ biến.
Cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B12, C, sắt là một nguyên nhân thường được nhắc đến đầu tiên. Sự thiếu hụt này sẽ làm giảm khả năng phục hồi của niêm mạc miệng khi có tổn thương. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm loét.
Hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
Căng thẳng, stress kéo dài làm rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào và làm giảm khả năng chống lại bệnh tật. Đặc biệt ở phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
Các cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhanh
Người bị nhiệt miệng nên làm gì để mau lành và giảm cảm giác khó chịu? Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà được nhiều người áp dụng:
Chữa nhiệt miệng bằng nguyên liệu tự nhiên
Những mẹo chữa nhiệt miệng bằng nguyên liệu thiên nhiên luôn được ưu tiên hàng đầu vì có độ an toàn cao:
Dùng nước muối sinh lý súc miệng nhiều lần trong ngày là một trong những phương pháp chữa nhiệt phổ biến nhất. Muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành thương.
Bôi một lớp mỏng mật ong lên vết loét sẽ giúp làm giảm đau rát khi bị nhiệt miệng mà còn thúc đẩy quá trình lành thương. Mật ong không chỉ là một chất làm ngọt tự nhiên mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.
Baking soda có khả năng cân bằng độ pH trong miệng, giảm viêm và tạo môi trường thuận lợi cho vết loét nhanh lành. Bạn chỉ cần hòa tan một ít baking soda vào nước ấm và dùng để súc miệng giúp giảm độ axit trong miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với tần suất hợp lý, việc dùng baking soda quá nhiều có thể gây khô miệng hoặc kích ứng.
Cách chữa nhiệt miệng bằng nước trà xanh cũng rất dễ thực hiện. Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và kháng khuẩn. Nhờ đó, vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Sữa chua chứa nhiều probiotic để bổ sung lợi khuẩn cho miệng, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng. Bạn có thể ăn trực tiếp sữa chua hoặc dùng bông gòn chấm sữa chua thoa lên vết loét để nhanh khỏi nhiệt miệng.
Súc miệng bằng nước trà xanh ấm sẽ làm dịu vết loét và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc
Bên cạnh các cách chữa nhiệt bằng nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể dùng thuốc bôi nhiệt miệng đặc trị (Gengigel, Orabase, Kanamycin…). Dưới đây là một số loại thuốc chữa nhiệt miệng thường được bác sĩ, dược sĩ tư vấn:
Thuốc giảm đau Paracetamol và Ibuprofen giúp giảm đau, sưng và viêm tại chỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dùng khi vết nhiệt quá đau.
Thuốc kháng viêm corticosteroid có tác dụng ức chế phản ứng viêm, làm giảm sưng và đau nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Dung dịch súc miệng có chứa các chất sát khuẩn cũng rất hữu ích khi bị nhiệt miệng. Chúng giúp làm sạch vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành thương.
Các loại gel bôi trị nhiệt miệng hoặc kem bôi tại chỗ thường chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, giảm đau và tạo lớp màng bảo vệ cho vết loét.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng
Để không phải áp dụng các cách chữa nhiệt miệng, tốt nhất bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng như:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng có chứa fluoride. Những việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng, giảm nguy cơ hình thành vết loét.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như vitamin B12, C và sắt giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc miệng. Cách bổ sung tốt nhất là tăng cường ăn thực phẩm giàu những thành phần dinh dưỡng này.
Hàng ngày, bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn cứng, sắc nhọn vì chúng dễ gây tổn thương niêm mạc miệng. Khi vệ sinh răng miệng bạn cũng cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước bên trong miệng. Nếu đeo khí cụ chỉnh nha khiến bạn bị đau hay niêm mạc miệng tổn thương, bạn nên nói với nha sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Tránh xa stress, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng góp phần đáng kể trong việc phòng nhiệt miệng.
Việc phòng ngừa nhiệt miệng không quá khó. Bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh, chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh xa những cảm giác khó chịu do những vết nhiệt miệng gây ra.
Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả trong bài viết trên. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nhiệt miệng không thuyên giảm sau khi áp dụng những cách trên hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ. Những vết loét lớn trong miệng đôi khi có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.