Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Khoang miệng bị rộp: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Khoang miệng bị rộp hay còn gọi là mụn rộp môi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giảm thiểu tác động của rộp miệng, việc tìm hiểu chi tiết về bệnh là điều rất quan trọng.

Khoang miệng bị rộp không chỉ gây khó chịu, đau rát mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh, tổng hợp từ Nhà thuốc Long Châu, mời bạn đón đọc.

Khoang miệng bị rộp là bệnh gì?

Khoang miệng bị rộp, hay còn gọi là Herpes môi, là một vấn đề phổ biến ở khoang miệng, thường xuất hiện khi cơ thể bị sốt hoặc cảm lạnh. Tình trạng này do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra, có thể tạo ra các nốt rộp đau đớn xung quanh miệng và nướu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khoang miệng bị rộp: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp 1
Khoang miệng bị rộp thường xuất hiện khi cơ thể bị sốt hoặc cảm lạnh

Nguyên nhân khoang miệng bị rộp

Bệnh khoang miệng bị rộp, hay còn gọi là mụn rộp ở miệng, là một dạng nhiễm trùng do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Bệnh thường biểu hiện qua các nốt rộp xuất hiện quanh miệng và nướu. Có hai loại virus HSV chính gây ra bệnh này:

  • HSV-1 (Herpes Simplex Virus Type 1): Đây là loại virus chủ yếu gây ra mụn rộp ở miệng và môi. HSV-1 lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm bệnh hoặc qua các vết thương hở ở vùng miệng. Các hành động như hôn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, cốc uống nước) có thể làm lây lan virus này.
  • HSV-2 (Herpes Simplex Virus Type 2): Loại virus này thường gây ra mụn rộp sinh dục và lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục bằng miệng, HSV-2 cũng có thể gây ra mụn rộp ở miệng.

Triệu chứng khoang miệng bị rộp thường gặp

Triệu chứng của bệnh rộp môi có thể xuất hiện sau 1 đến 3 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus. Những triệu chứng đó bao gồm:

  • Ngứa ran và nóng rát: Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran hoặc nóng rát ở môi hoặc vùng da xung quanh miệng.
  • Nổi mụn nước: Sau đó, xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch gây đau và khó chịu như bị nhiệt miệng.
  • Đau và sưng: Khu vực bị mụn rộp sẽ bị sưng, đau cản trở trong việc ăn uống, nói chuyện.
  • Viêm họng và sốt: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm họng, sốt, cảm thấy đau khi nuốt.
  • Nổi ban đỏ: Các nốt rộp có thể mọc theo thành từng đám, gây ra tình trạng nổi ban đỏ ở nướu, môi, miệng, họng.

Nhìn chung, mặc dù bệnh có thể gây khó chịu, đau đớn, nhưng với các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, triệu chứng có thể được kiểm soát, giảm bớt.

Một số phương pháp điều trị khoang miệng bị rộp

Thông thường, các triệu chứng của khoang miệng bị rộp có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị sau để giảm bớt khó chịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục:

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh rộp môi bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Giúp giảm đau, làm thuyên giảm các triệu chứng ngay từ khi có dấu hiệu bệnh mụn rộp. Các loại thuốc này bao gồm acyclovir, famciclovir và valacyclovir.
  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể dùng aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
  • Kem bôi da chống siêu vi: Rút ngắn thời gian phát bệnh từ vài giờ đến một ngày. Penciclovir, Acyclovir bôi da là các loại kem thoa ngoài da rất hữu hiệu khi bùng phát bệnh herpes.
Khoang miệng bị rộp: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp 2
Việc sử dụng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ

Sử dụng thực phẩm và nguyên liệu tự nhiên

Các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng của bệnh rộp môi:

  • Lô hội: Có thuộc tính kháng khuẩn giúp chữa bệnh mụn rộp ở miệng. Bôi lô hội vào vị trí mụn rộp sẽ giúp làm dịu da và chữa lành vết thương nhanh chóng.
  • Sữa chua: Chứa các chất chống lại virus HSV, giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Người bệnh có thể bôi sữa chua lên khu vực bị nhiễm, để một lúc rồi rửa sạch bằng nước.
  • Sữa: Canxi, chất béo trong sữa có khả năng chống lại virus gây nhiễm trùng. Tương tự như sữa chua, bạn có thể thoa sữa lên môi, để một lúc rồi rửa sạch.
  • Tỏi: Có các thành phần enzyme và chất chống virus hiệu quả trong việc điều trị mụn rộp ở miệng. Bôi tỏi nghiền nhuyễn lên vùng bị rộp sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.

Những lưu ý khi khoang miệng bị rộp

Khoang miệng bị rộp là tình trạng phổ biến gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Khi bị tình trạng này bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, tránh chạm tay vào các nốt mụn, rửa tay thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh: Tránh hôn hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị nhiễm HSV.
  • Sử dụng đồ cá nhân riêng biệt: Đảm bảo sử dụng khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước riêng biệt để tránh lây nhiễm.
Khoang miệng bị rộp: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp 3
Đảm bảo sử dụng bàn chải đánh răng riêng biệt để tránh lây nhiễm

Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng khoang miệng bị rộp hoặc các triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn, giảm nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin