Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những ai không nên đeo kính áp tròng?

Ngày 01/07/2021
Kích thước chữ

Mặc dù kính áp tròng đem lại thẩm mỹ cao cho người sử dụng nhưng vẫn có những trường hợp không nên đeo kính áp tròng.

Kính áp tròng được sử dụng phổ biến hiện nay vì ngoài khả năng hỗ trợ thị lực thì kính còn có tính thẩm mỹ cao, tiện lợi. Nhưng không vì thế mà kính áp tròng sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Vẫn có những trường hợp không nên sử dụng kính áp tròng. 

Những ai không nên đeo kính áp tròng? 1Kính áp tròng là loại kính được sử dụng phổ biến ngày nay.

Những trường hợp không nên đeo kính áp tròng

Dù kính áp tròng trở thành một trào lưu nhưng không phải ai cũng có thể đeo kính áp tròng. Nếu muốn đeo kính áp tròng, bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám và tư vấn. Việc biết được tình trạng sức khỏe đôi mắt sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về mắt cũng như lựa chọn được loại kính phù hợp nhất với đôi mắt của mình.

Nếu mắt bạn nằm trong các trường hợp sau đây thì tốt nhất không nên sử dụng kính áp tròng: 

  • Khô mắt;
  • Viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc;
  • Người không thể thao tác với kính áp tròng hoặc có cảm giác ghê sợ khi đeo loại kính này.

Thao tác khi mới dùng kính áp tròng có lẽ sẽ khó khăn với một số người nhưng nếu luyện tập vài lần bạn có thể cảm thấy dễ dàng và thành thục hơn. Tuy nhiên, nếu bản thân có những vấn đề về mắt thì bạn tuyệt đối không nên thử đeo kính vì kính áp tròng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của đôi mắt.

Ngoài ra, người có vấn đề về tật khúc xạ như cận thị cũng nên cân nhắc khi muốn dùng kính áp tròng để thay thế cho kính gọng truyền thống. Vì theo lời khuyên từ chuyên gia, chúng ta không nên mang kính áp tròng trong thời gian dài vì chúng làm cản trở quá trình hô hấp của mắt, hơn nữa làm mắt khô khi đeo kính áp tròng và dễ bị kích ứng.

Trong khi người có tật cận thị thường phải đeo kính thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn của mắt, nếu dùng kính áp tròng để thay kính gọng hoàn toàn thì hoặc bạn phải tháo nó ra sau khoảng 4 - 8 giờ sử dụng, hoặc bạn để mắt chịu tổn thương bởi phải đeo kính áp tròng trong thời gian dài. Vì vậy hãy tham khảo lời khuyên bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng loại kính này nhé.

Những ai không nên đeo kính áp tròng? 2Cần đến bác sĩ khám mắt trước khi mua kính áp tròng về sử dụng.

Những lưu ý khi dùng kính áp tròng

Lưu ý khi đeo kính áp tròng, việc vệ sinh và bảo quản kính là quan trọng nhất vì loại kính này tiếp xúc trực tiếp với tròng mắt của chúng ta. Bạn cần ngâm kính đúng cách và phải sử dụng loại dung dịch ngâm chuyên dụng để ngâm, điều đó đảm bảo kính giữ nguyên chất lượng và không bị nhiễm khuẩn. 

Nhiều người có thói quen dùng lại dung dịch ngâm cũ nhưng không biết rằng một khi dung dịch đã tiếp xúc với không khí và đã ngâm qua kính dù chỉ một lần thì chúng đã chứa vi khuẩn. Sai lầm này có thể làm kính bị nhiễm trùng và gây kích ứng mắt. Cũng phải nói thêm, ngay cả khi bạn ngâm rửa đúng cách nhưng dung dịch có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng thì vẫn có nguy cơ gặp các bệnh ảnh hưởng đến giác mạc, làm giảm thị lực; dù tỉ lệ này là không cao.

Hơn nữa, trước khi tháo lắp kính việc vệ sinh tay cũng rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, bàn tay mỗi ngày cầm nắm rất nhiều đồ vật và tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau nên chúng tập hợp rất nhiều vi khuẩn. Nếu bạn bỏ qua công đoạn rửa tay trước và sau khi tháo lắp kính sẽ vô tình khiến vi khuẩn từ tay lây lan vào mắt và gây ra các bệnh về mắt. 

Những ai không nên đeo kính áp tròng? 3Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo và tháo kính áp tròng.

Khi đeo kính áp tròng hoặc kể cả kính gọng thì điều bạn cần nhớ chính là kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần, nếu gặp các biểu hiện bất thường như cộm, đỏ, ngứa rát,... thì cần đi khám và điều trị kịp thời. Không dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là con đường ngắn nhất để các bệnh về mắt lây lan. Đặc biệt nếu kính bị rách, trầy xước thì không được sử dụng lại vì nó có thể làm tổn thương giác mạc của bạn, nghiêm trọng hơn là gây mất thị lực.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bảo vệ mắt